KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN NĂNG lực tư DUY và lập LUẬN TOÁN học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học CHỦ đề tổ hợp xác SUẤT (Trang 47 - 49)

1. Kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN

Sau một thời gian đưa vào áp dụng giảng dạy cho học sinh trường THPT Nghi Lộc 3, tôi thu được những kết quả tích cực sau:

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dạy học phát triển năng lực học sinh đặc biệt là năng lực tư duy và lập luận toán học của học sinh THPT.

- Đề tài đã đề ra các giải pháp phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất; phân tích các phương pháp giải bài tập Tổ hợp - Xác suất và cách tạo ra bài toán mới từ phương pháp giải, đưa ra các ví dụ có tác dụng rèn luyện năng lực phân tích, suy luận, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân chia trường hợp, năng lực tính toán, năng lực sử dụng máy tính và năng lực giải các bài toán thực tiễn.

- Đề tài tạo cho học sinh có thói quen phân tích bài toán, tổng quát bài toán và tìm ra dấu hiệu bản chất của các bài toán, biết được bài toán trong các đề thi do đâu mà có và người ta đã tạo ra chúng bằng cách nào. Với cách làm đó, các em dễ có cái nhìn tổng quan hơn trước một bài toán hay trước khi giải quyết một vấn đề, tránh tính trạng học sinh lao ngay vào bài toán mà không có sự dự liệu hay phân tích một cách khoa học từ trước.

- Đề tài củng cố các phương pháp giải toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp các em không còn lúng túng trước một bài toán được đặt ra.

- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, học sinh sẽ thấy được sự liên hệ giữa

các phần kiến thức toán học với nhau, giữa các kiến thức toán và các môn học khác, giữa toán học và thực tiễn; qua đó sẽ nắm vững các kiến thức mà các em được học, điều này sẽ tạo hứng thú và yêu thích môn toán hơn. Hơn nữa, nó cũng là phương pháp tốt cho các em phát huy năng lực tự học.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm và thông qua dạy thử nghiệm có thể khẳng định được tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

2. Kiến nghị và đề xuất

- Đề tài này chỉ mới khai thác một phần chủ đề Tổ hợp - Xác suất theo định hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, thông qua cách làm này, nếu chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các năng lực có thể rèn luyện cho học sinh qua học chủ đề Tổ hợp - Xác suất, sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc dạy học và giáo dục học sinh.

- Từ một bài toán nếu có thể phân tích, dẫn dắt để giải được các bài toán và

tạo bài mới từ phương pháp giải bài toán đó hay tích hợp các phương pháp luôn có tác dụng lớn đối với học sinh, đặc biệt là học sinh khá giỏi. Kinh nghiệm cho thấy học sinh hứng thú tìm hiểu các vấn đề đơn giản từ đó xây dựng lên mảng kiến thức lớn hơn nhiều so với việc giải quyết các bài toán khó. Vì thế trong quá trình giảng

dạy giáo viên cần nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh để các em phát huy tối đa năng lực tự học. Cần hướng dẫn cho học sinh cách thức sáng tạo ra các vấn đề mới từ các vấn đề đã biết. Quy lạ về quen, từ dễ đến khó sẽ hiệu quả hơn là cho các em “cày” những bài toán khó ngay từ đầu. Bởi vì hiện tượng học sinh giỏi không giải được bài toán cơ bản đã không còn là chuyện lạ.

- Trong chương trình sách giáo khoa Toán THPT lượng bài tập tổ hợp, xác

suất đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh còn ít, chủ yếu tập trung vào các bài tập cơ bản, chỉ áp dụng công thức nên chưa phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Vì vậy tôi nghĩ rằng người giáo viên cần khai thác từ các bài tập cơ bản, khai thác từ phương pháp giải để tạo ra các dạng toán mới đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh nhằm phát triển năng lực và gây hứng thú cho người học trong quá trình dạy và học toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

- Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song đề tài này chắc chắn còn nhiều

thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11 (cơ bản và nâng cao), Bộ Giáo dục. 2. Sách bài tập Đại số và Giải tích 11 (cơ bản và nâng cao), Bộ Giáo dục. 3. Sách giáo khoa Hình học 10 (cơ bản và nâng cao), Bộ Giáo dục

4. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXB ĐHSP Hà Nội 5. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

6. Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An và các tỉnh khác. 7. Đề thi thử THPT của các trường THPT trên cả nước. 8. Nguồn tài liệu internet.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN NĂNG lực tư DUY và lập LUẬN TOÁN học CHO học SINH THÔNG QUA dạy học CHỦ đề tổ hợp xác SUẤT (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)