Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc

Một phần của tài liệu MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Chủ đề TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO (Trang 25 - 28)

Quốc tế WTO

2.2.1. Những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO

Một là: Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ, không bị phân biệt đối xử. Nếu gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) và những đãi ngộ quốc gia khác (NT) nếu như chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO. Trong khi đó, nếu chưa phải là thành viên của WTO thì hàng hoá nhập khẩu và một số dịch vụ từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế ở mức phổ thông, thường cao hơn nhiều so với mức MFN mà các thành viên dành cho nhau. Như vậy, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi MFN lâu dài của tất cả các nước thành viên khác, không bị phân biệt đố kị có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Một trong những mục tiêu của WTO là tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua nhằm tạo sự thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường trong thương mại quốc tế, thị trường của nhau và trợ giúp cho nhờ đó sẽ tăng được khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, đồng thời góp phần xoá bỏ lý do để các cường quốc thương mại áp dụng biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn định các biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ. Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có quy định là hai bên sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, đây là một thuận lợi rất lớn cho chúng ta khi đàm phán gia nhập. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng, điều chỉnh và tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế của mình cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. WTO là một “sân chơi” với những quy định và “luật chơi” chặt chẽ để kiểm soát thương mại toàn cầu. WTO không ngừng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải nâng cao tính minh bạch trong chính sách thương mại của mình.

Ba là: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Nếu là thành viên của WTO, chúng ta có thể tranh thủ được cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại gia nhập WTO, vì Hoa Kỳ là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế trong WTO, có được chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia này, hàng hoá của Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ sẽ không còn phải chịu thuế suất cao như trước, do đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO cũng như thực hiện quy chế thành viên, các nguyên tắc này chỉ được thực hiện khi các nước có tính đến sự đa dạng của các quan hệ kinh tế thương mại của mình với từng nước và tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Việt Nam có được hưởng chế độ MFN và NT nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các yếu tố này

Bốn là: Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Gia nhập WTO sẽ dần từng bước ổn định được thị trường xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của WTO là tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thi trường của nhau và trợ giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên

Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại.

2.2.2. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Trong thoả thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp WTO có nhiều quy định mà các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sử dụng của WTO tức là

phải mở cửa thị trường, chịu các nhượng bộ về thuế, về cam kết trợ cấp nông nghiệp và thương mại dịch vụ và các nhượng bộ khác. Tất nhiên, những nhượng bộ này sẽ được đàm phán theo nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn lạc hậu, việc hội nhập kinh tế với các nước láng giềng và khu vực còn gặp nhiều khó khăn (ví dụ như việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)), chứ chưa nói đến việc hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới trong khuôn khổ WTO. Việc phải đương đầu với việc mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước với khả năng cạnh tranh hạn chế mất đi phần nào sự bảo hộ của Nhà nước, dẫn đến các mặt hàng sản xuất trong nước phải chịu sức ép rất lớn từ hàng hoá đến từ các nước thành viên WTO.

Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: "Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển". Khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển, nhìn chung chúng ta ở vị trí yếu thế hơn. Vì chúng ta chưa có đủ đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế. Ví dụ trong vụ kiện cá tra, cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài đội ngũ chuyên gia pháp lý của Việt Nam, chúng ta còn phải mời thêm các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để tham gia giải quyết vụ việc và phải chi phí tài chính không nhỏ cho các chuyên gia này. Hơn nữa, tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại quốc tế chiếm rất ít, vì vậy khả năng trả đũa của chúng ta trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại với một nước phát triển lớn là hạn chế

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ

thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Một phần của tài liệu MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Chủ đề TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)