II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỐNG KÊ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG THPT
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
3.5. Biện pháp 5: Sử dụng bài toán thống kê trong hoạt động thực hành, hoạt động
động ngoại khóa TH, dạy học stem cho HS phổ thông
a) Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:
- Đây là những hoạt động nhằm giúp HS kết nối trực tiếp được TH với TT qua học tập. Đó chính là cơ hội để HS thực hành các kiến thức lý thuyết TH, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề TT. Điều này cũng giúp HS thấy được ý nghĩa và giá trị của kiến thức toán trong ứng dụng để từ đó góp phần thúc đẩy mạnh động cơ trong học tập môn Toán. Sự cần thiết của việc thực hành TH được khẳng định trong hướng dẫn về PPDH theo chương trình tập huấn thay SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Việc chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành TH để đảm
bảo yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức TH vào TT, nâng cao hứng thú cho người học”.
“Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, không thiên về trí nhớ hoặc lí thuyết; phải chú ý đánh giá trình độ phát triển tư duy TH, NL sáng tạo trong khi học và giải toán, khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế...”.
Học kết hợp với hành không phải là điều gì mới mẻ về mặt lý luận mà thực sự đã trở thành nguyên lý được cả thế giới thừa nhận từ lâu nay. Song ở đây muốn nhấn mạnh thêm đến tác dụng tích cực của hoạt động thực hành đối với việc góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực đối với NLGQVĐTT một sự kết hợp hiệu quả (nếu tổ chức tốt) giữa suy nghĩ và hành động, thao tác, tay chân, giữa lý thuyết và TT.
Ngoài việc đảm bảo và tăng cường hoạt động thực hành TH thì các hình thức ngoại khóa TH cũng có ý nghĩa tích cực trong việc khai thác các BTCTHTT. Nếu được tổ chức tốt, khêu gợi được hứng thú và nhiệt tình tham gia một cách tự nguyện của các thành viên thì các hoạt động như các câu lạc bộ TH, nhóm sưu tầm, tập san TH,... chắc chắn sẽ có được rất nhiều BTCTHTT phong phú đa dạng và cách giải chúng cũng phong phú không kém. Đó là nguồn bài tập rất có giá trị đối với việc dạy và học toán. Từ nhiều thập kỷ của thế kỷ trước, giáo dục TH nước ta đã cố gắng đảm bảo các hoạt động trên (thực hành, ngoại khóa) và đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh và đặc biệt là do áp lực của các kỳ thi đại học mà đề thi chỉ bao gồm các bài toán lý thuyết, cùng với một số lý do khác mà thực hành, ngoại khóa TH đã bị coi nhẹ, thậm chí đã bị loại bỏ khỏi kế hoạch DH toán ở nhiều trường. Đã đến lúc phải đưa hoạt động thực hành, ngoại khóa trở về đúng vị trí và ý nghĩa của chúng.
b) Cách thức thực hiện giải pháp:
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa:
GV có thể tổ chức ngoại khóa bằng cách:
+ Nghiên cứu, làm bài tập lớn. Một số chủ đề, nội dung có thể phát triển hoặc đi sâu thông qua dạng các bài tập lớn sau khi được trang bị kiến thức, ví dụ: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng; Thống kê; xác suất, …
+ Điều tra, khảo sát: Hình thức này phù hợp với việc học thống kê. Việc điều tra, khảo sát cụ thể các tình huống thực sẽ làm cho các số liệu trong bài toán thống kê trở nên sinh động và có tính thống kê cao. Để tiến hành điều tra cần hướng dẫn HS xác định rõ: Mục đích điều tra; đối tượng điều tra và mẫu thích hợp; cách thức thu thập và trình bày số liệu; cách phân tích và rút ra các kết luận thống kê về phân bố giá trị của dấu hiệu cần điều tra. Nên phân công cho các nhóm với các chủ đề điều tra khác nhau đảm bảo tính đa dạng của tình huống; tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận, thu hoạch.
+ Làm báo TH (chú trọng TT): Phát động phong trào làm báo, trong đó có chuyên mục ứng dụng của thống kê trong TT, thi giải các BTCTHTT hoặc trình bày các chuyên đề TH mà trọng tâm là chú trọng khai thác các ứng dụng thống kê.
+ Giao lưu TH: Một trong các nội dung giao lưu là thi giải các BTCTHTT hoặc thi tìm kiếm càng nhiều càng tốt ứng dụng TT của một kiến thức thống kê.
+ Tổ chức thăm quan các cơ sở sản xuất có ứng dụng TH mà có thể thăm quan được.
- Tổ chức hoạt động thực hành:
+ Trước hết là đảm bảo tốt việc dạy các giờ thực hành được quy định, đồng thời tìm kiếm thêm các cơ hội thực hành từ các chủ đề thống kê. Khi thực hành có thể tổ chức thực hành trong lớp học và thực hành ngoài lớp học.
+ Thực hành trong lớp học (làm các bài tập có ý nghĩa thực hành). Với hình thức này, GV có thể đặt ra các tình huống liên quan đến TT dưới dạng bài tập (ở các bước củng cố và luyện tập, các bài tập này có thể không có ở trong SGK). Để thu hút HS tham gia và đưa ra các bài tập có ý nghĩa thì các bài tập cần gắn với các tình huống cụ thể, hiện tượng cụ thể trong TT.
Một số chủ đề có thể tổ chức cho HS thực hành trong lớp học:
Biện pháp 5.1. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Thống kê cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
GV Toán THPT nên thực hiện các biện pháp sau để tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê cho HS lớp 10 nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Giải pháp 1: Cung cấp cho HS những hiểu biết, ý nghĩa của kiến thức Thống kê (trong
chương V, Đại số 10) với các nghề nghiệp trong thực tế, đặc biệt các ngành nghề có trong nội dung GDHN lớp 10.
Ví dụ 3.12. Khi tổ chức hoạt động thực hành, luyện tập; vận dụng, tìm tòi mở rộng trong dạy học bài 1: Bảng phân bố tần số và Tần suất, GV chiếu Slide và đặt các câu hỏi (CH) sau:
Điểm trúng tuyển của 14 ngành Trường Đại học Xây dựng năm 2019
STT Tên ngành Điểm chuẩn Ghi chú
1 Kiến trúc 19,5
2 Kiến trúc nội thất 19
3 Kiến trúc công nghệ 16,5 4 Quy hoạch vùng và đô thị 16 5 Quy hoạch - Kiến trúc 16 6 Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 19,5 7 Hệ thống kĩ thuật trong công trình 18
8 Tin học xây dựng 17
9 Xây dựng Cầu đường 16
10 Máy xây dựng 15
11 Cơ giới hoá xây dựng 15
13 Kinh tế và Quản lí đô thị 17 14 Kinh tế và Quản lí Bất động sản 16,5
Câu hỏi 1: Khi điều tra “điểm trúng tuyển của 14 ngành của Trường Đại học Xây dựng năm 2019”, ta được các số liệu thống kê trong bảng trên. Hãy xác định: đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra, giá trị của dấu hiệu, mẫu số liệu. Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp của điểm trúng tuyển trên.
Câu hỏi 2: Chỉ ra điểm thấp nhất, cao nhất trong bảng. Qua đó, nếu đăng kí xét tuyển thì ngành nào dễ trúng tuyển nhất?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chính xác câu trả lời của HS, sau đó giới thiệu một số ứng dụng, ý nghĩa của bài học trong ngành Xây dựng.
GV: Em nào thích làm nghề thuộc ngành Xây dựng? Em có nghĩ rằng mình có thể thi vào trường Đào tạo ngành Xây dựng không? Vì sao? Kế hoạch sắp tới của em là gì để lựa chọn được nghề em thích.
Trong ví dụ minh hoạ trên, chúng tôi chọn ngành Xây dựng, tuy nhiên các GV cũng có thể tìm cơ hội để liên hệ, lồng ghép với các nghề khác: Nghề dạy học; một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp; một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược, các ngành nghề liên quan đến CNTT, làm việc online, …. Khi giới thiệu một nghề cụ thể nào đó, GV cần lưu ý cung cấp cho HS hoặc yêu cầu HS tự tìm hiểu đầy đủ về nghề đó như: Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (bao gồm: đối tượng lao động, nội dung lao động, điều kiện lao động, công cụ lao động,…), các yêu cầu của nghề đối với người lao động, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển nghề. Qua đó, giáo dục lòng yêu lao động và con người lao động và giúp HS có cơ hội tìm hiểu sở thích cá nhân, xác định năng lực cá nhân, để có định hướng sẽ tiếp tục theo đuổi các nghề mình định lựa chọn hay không.
Giải pháp 2: Vận dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
để tích hợp liên môn Toán (chủ đề Thống kê) với môn GDHN. Toán học nói chung và Thống kê nói riêng là công cụ cho các ngành khoa học và các lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, việc tích hợp liên môn Toán (khi dạy học chủ đề thống kê) và môn GDHN đạt được mục tiêu “kép”, vừa giúp HS thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn (tạo hứng thú học tập Thống kê), vừa góp phần thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho HS lớp 10. Để đảm bảo hiệu quả dạy học tích hợp liên môn, GV cần lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trải nghiệm, dạy học theo dự án; các kĩ thuật dạy học, …
Ví dụ 3.13. Sử dụng Phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học bài Biểu đồ tích hợp GDHN.
GV: Cho biểu đồ thống kê về nhu cầu nhân lực trong giai đoạn 2012-2015. Yêu cầu HS phân lớp thành 4-6/ 1 nhóm trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Từ biểu đồ dưới đây, lập bảng cơ cấu về nhu cầu nhân lực nước ta trong giai đoạn 2012- 2015.
Câu hỏi 2: Cho biết cơ hội việc làm của ngành hoá chất, Y dược. Em có liên hệ gì bản thân khi nhìn bảng thống kê về nhu cầu nhân lực và việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai?
Ví dụ 3.14. Sử dụng Phương pháp dạy học dự án dạy học chủ đề Thống kê Tích hợp
GDHN: Sau khi dạy xong bài phương sai và độ lệch chuẩn, GV chia HS trong lớp thành 4-8 nhóm và yêu cầu gắp thăm để chọn 1 trong 4 dự án. Sau đó, GV hướng dẫn HS xác định các nội dung chính của các dự án và yêu cầu cần đạt. Sản phẩm của dự án sẽ được trình bày. Sau đó, căn cứ vào sản phẩm và báo cáo trình bày tại lớp; bảng đánh giá cá nhân, GV đánh giá cá nhân các thành viên trong nhóm và tính điểm thường xuyên. Tên các dự án: Ứng dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong một số nghề thuộc ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Ứng dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong nghề dạy học; Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn trong ngành Y, Dược; Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn trong ngành Xây dựng. Các ngành nghề liên quan đến CNTT hoặc các ngành nghề khác tùy chọn,…
Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng
dạy tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê (Toán 10).
Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành nhu cầu hàng ngày. Công nghệ thông tin đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác, liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các Website là kho dữ liệu khổng lồ giúp HS tự học hiệu quả. Với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin, việc tích hợp GDHN trong dạy học thống kê lớp 10 mang lại hiệu quả cao hơn; các em dễ dàng tìm hiểu ứng dụng của thống kê trong các ngành nghề mà mình muốn biết trên mạng internet; kiểm tra đối chứng với sở thích và khả năng của bản thân,…
Ví dụ 3.15.Khi giao cho HS thực hiện các dự án học tập đã nêu ở ví dụ 3.14, GV có thể cung cấp cho HS các trang web có thể hỗ trợ dự án; hướng dẫn HS lên mạng Internet tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án bằng tiếng Việt và tiếng Anh; HS có thể sử dụng mạng Internet để lập các nhóm học tập, trao đổi các vấn đề, kết quả của dự án.
Giải pháp 4: Phối hợp với GV chủ nhiệm, GV hướng nghiệp, GV dạy nghề phổ thông để cung cấp ý nghĩa, tri thức Thống kê (Toán 10) có liên quan tới các ngành nghề chủ yếu trong xã hội, góp phần xây dựng tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường.
Ví dụ 3.16: Khi dạy học bài Biểu đồ, trong hoạt động vận dụng và mở rộng, GV có
thể yêu cầu HS lập Dự án theo nhóm với đề tài: “Cơ cấu ngành nghề ở địa phương em, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm”, hay “ Vấn đề giới trong việc chọn nghề”. GV hướng dẫn các nhóm HS tiến hành nghiên cứu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu dự án ở nhà. Sau đó, GV phối hợp với GV dạy môn GDHN để HS có thể tiến hành báo cáo sản phẩm ở 2 tiết Hướng nghiệp: “Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình” và “Vấn đề giới trong việc chọn nghề”.
Ví dụ 3.17. Tổ chức các HĐ trải nghiệm qua việc giao lưu khách mời để HS có cơ hội được giải đáp các thắc mắc về nghề, tăng hiệu quả của tích hợp GDHN. GV dạy Toán kết hợp với GV chủ nhiệm lớp, GV GDHN, cha mẹ HS và các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức buổi thảo luận về “ngành nghề quanh em”. Khách mời có thể là một số người có uy tín, nổi tiếng trong một số lĩnh vực như: kinh doanh, kĩ thuật, giáo dục,…
Nội dung nghiên cứu về Tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê môn Toán lớp 10 THPT đã chỉ rõ các cơ hội tích hợp hướng nghiệp trong môn học. Hình thức dạy học này không những nêu cao vai trò của toán học (Thống kê) với thực tiễn mà còn giúp HS có thêm cơ hội tìm hiểu hoạt động ngành nghề, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, những chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển nghề. Từ đó, có cơ sở khoa học để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. Tuy nhiên, khi tích hợp, GV cần chú ý đến tính vừa sức của HS, không gây cho HS quá tải khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; đồng thời không biến tiết học Toán thành tiết học hướng nghiệp. Tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê môn Toán lớp 10 THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và hiệu quả GDHN cho HS ở trường THPT.
Biện pháp 5.2: Thiết kế một số chủ đề dạy học thống kê theo hướng phát triển kĩ năng STEM cho học sinh
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi thấy rằng có thể tổ chức dạy học phát triển kĩ năng STEM cho học sinh trong dạy học môn toán, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học STEM vì Toán học là một trong những kĩ năng thành phần quan trọng của các kĩ năng STEM. Nội dung Thống kê là một trong những nội dung phù hợp nhất có thể chọn để thiết kế các chuyên đề dạy học STEM. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học phát triển kĩ năng STEM cho học sinh thông qua dạy học môn Toán nói chung, nội dung thống kê nói riêng còn nhiều khó khăn, giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế các chủ đề. Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải thiết kế các chủ đề dạy học phát triển kĩ năng STEM đồng thời đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển kĩ năng STEM cho học sinh trong dạy học môn Toán.
Do giới hạn của đề tài nên phần này xin trình bày trích lược 1 chủ đề dạy học thống kê theo hướng phát triển kĩ năng stem. Phần còn lại xin xem phần phụ lục