Thực trạng dạy học phần Quang hình học

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học PHẦN QUANG HÌNH học vật lí 11 THPT BẰNG dạy học dự án NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực CHO học SINH (Trang 27 - 29)

Phần II Nội dung nghiên cứu

2.3. Thực trạng dạy học phần Quang hình học

Tìm hiểu thực trạng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý lớp 11 ở trường THPT Nghi lộc 3 và trường THPT Nghi Lộc 4 – Nghi lộc – Nghệ An để xây dựng đề tài và chuẩn bị cho việc thực nghiệm theo tiến trình dạy học giúp vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách có hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu thập một số thông tin về thực tế dạy học qua đó xác định được những khó khăn của GV và HS khi dạy học phần này. Để từ đó đưa ra được biện pháp

cũng như để trong quá trình tiến hành thực nghiệm tôi sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn của GV và những sai lầm mà học sinh hay mắc phải. Qua trao đổi trực tiếp với các GV giảng dạy môn Vật lý, mượn và xem giáo án của một số GV đã và đang giảng dạy phần Quang hình học; trao đổi trực tiếp và phát phiếu thu thập ý kiến với một số HS khi được học môn Vật lý, chúng tôi nhận thấy:

- Về phương tiện dạy học: Trường có một số bộ thí nghiệm quang hình. Tuy nhiên các dụng cụ thí nghiệm nhanh hỏng, chỉ có một số dùng được, dẫn đến việc GV sử dụng các thiết bị vào dạy học chủ yếu mang tính chất minh họa.

- Về phương pháp dạy học của GV: Phần đa GV chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp hướng dẫn HS học tập tích cực mà chủ yếu áp dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với đàm thoại. Phương pháp dạy học của GV còn gượng ép, thiếu sự sáng tạo và chưa lấy người học làm trung tâm trong quá trình nhận thức. Một số giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học mới nhưng chưa đưa ra được những định hướng phù hợp, chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi xây dựng kiến thức mới.

- Về nhận thức của học sinh khi học phần Quang hình học: Phần lớn HS cho rằng phần này là một phần khó do đó tính tích cực của HS trong giờ học chưa cao. Rất nhiều HS học một cách thụ động. Hs ít có khả năng liên hệ những kiến thức Vật lý được học với thực tế cuộc sống cũng như hạn chế trong việc vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng Quang học xảy ra trong thực tế. Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc lý thuyết và luyện giải các bài tập.

- Về hình thức tổ chức và các phương tiện hỗ trợ: Vẫn là bảng đen, phấn trắng, có một số bài học được sử dụng máy chiếu để dạy nhưng rất ít. GV vẫn đóng vai trò chủ đạo, chỉ có một số GV có phát huy được tinh thần tích cực học tập của HS bằng cách cho HS tự soạn bài mới, tự nêu những thắc mắc để GV giải đáp, sau đó GV củng cố những nội dung chính của bài học và cũng chỉ áp dụng được đối với một vài lớp học có số lượng HS khá giỏi nhiều

- Về những khó khăn của GV khi giảng dạy: Thời gian học hạn chế nên ít có điều kiện làm thí nghiệm minh họa hoặc hướng dẫn HS tự học, tự phát hiện ra kiến thức mới hay giúp HS liên hệ kiến thức vừa học với thực tế cuộc sống và khoa học kỹ thuật, cũng như vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, vì thế, không gây hứng thú và không tạo được điều kiện để HS phát triển các năng lực cần thiết. HS với kiểu dạy học truyền thống nên thường không chuẩn bị bài ở nhà, vào lớp thụ động lười suy nghĩ, kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế, vì vậy việc thực hiện giảng dạy gặp nhiều khó khăn, còn với thí nghiệm thì hầu như chỉ do GV biểu diễn.

- Khó khăn của học sinh:

+ Khó khăn trong việc làm thí nghiệm, do ít được tiếp xúc và làm thí nghiệm. + Khó khăn khi vẽ ảnh của vật.

+ Do không tận mắt quan sát các hiện tượng, cách truyền ánh sáng qua các dụng cụ quang học nên học sinh rất khó khăn khi phải học thuộc lòng bài ghi.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học PHẦN QUANG HÌNH học vật lí 11 THPT BẰNG dạy học dự án NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực CHO học SINH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)