Thiết kế bài học dự án

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học PHẦN QUANG HÌNH học vật lí 11 THPT BẰNG dạy học dự án NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực CHO học SINH (Trang 33 - 42)

Phần II Nội dung nghiên cứu

2.4. Xây dựng bộ hồ sơ dạy học dự án phần Quang hình học Vật lí 11

2.4.5. Thiết kế bài học dự án

2.4.5.1. Kế hoạch bài dạy chuyển giao nhiệm vụ (1 tiết)

I. Mục tiêu

- Học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm phải thực hiện.

- Học sinh lập kế hoạch của nhóm để triển khai thực hiện dự án: phân công nhóm trưởng, xác định nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm, xây dựng kế hoạch cá nhân.

- Học sinh hứng thú và sẵn sàng thực hiện dự án.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: chuẩn bị kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử (xem phụ lục 3a trang PL5), phòng học có máy chiếu, bút.

- Học sinh: SGK Vật lý 9, SGK Vật lý 11.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Tiếp nhận ý tưởng dự án (10 phút)

GV: Nêu ý tưởng dự án và sự cần thiết phải xây dựng dự án. GV: Trình chiếu slide 1, 2

HS: Hứng thú và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

GV: Cho học sinh thảo luận và nêu các dụng cụ, thiết bị ứng dụng của quang hình học.

HS: Thảo luận và nêu các dụng cụ quang học.

GV: Qua các dụng cụ quang học sinh liệt kê, thống nhất các dụng cụ cần nghiên cứu.

Hoạt động 2: Chia nhóm học sinh, giao dự án (10 phút)

GV:Thông báo cơ cấu nhóm học sinh: 4 nhóm, mỗi nhóm 10 - 11 HS, đảm bảo đồng đều về trình độ nhận thức và tính tích cực trong học tập, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.

HS: Cử nhóm trưởng và thư kí của nhóm. HS: Nhóm trưởng lên bốc thăm dự án. GV: Trình chiếu slide 3.

GV:Thông báo và đặt tên nhóm theo dự án sau khi học sinh đã bốc thăm. GV: Chiếu slide 4.

Hoạt động 3: Hướng dẫn triển khai dự án (15 phút)

GV: Trình chiếu slide 5: thông báo yêu cầu sản phẩm cần đạt và nhiệm vụ của mỗi nhóm.

GV: Trình chiếu slide 6: Các câu hỏi chung cho 4 nhóm. HS: Chú ý theo dõi.

HS: Thư ký ghi lại các câu hỏi của nhóm.

GV: Trình chiếu slide 7: Các câu hỏi dành riêng cho nhóm 1 và nhóm 2. GV: Trình chiếu slide 8: Các câu hỏi dành riêng cho nhóm 3 và nhóm 4. GV: Nêu yêu cầu đối với bài báo cáo dự án:

+ Hình thức rõ ràng, khuyến khích trình bày đẹp. + Nội dung: Đầy đủ, chi tiết.

GV: Hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo.

GV yêu cầu HS thực hiện dự án một cách nghiêm túc và đảm bảo các yêu cầu đã nêu ra.

Hoạt động 4: Thông báo kế hoạch thực hiện (10 phút)

GV: Thông báo kế hoạch triển khai dự án. GV: Trình chiếu slide 9

HS: Thư ký ghi lại các mốc thời gian thực hiện.

2.4.5.2. Kế hoạch bài dạy tổ chức báo cáo và nghiệm thu dự án (3 tiết) I. Mục tiêu

- Về kiến thức: HS hiểu được các kiến thức về hiện tượng khúc xạ, hiện tượng phản xạ toàn phần, mắt và các dụng cụ quang (lăng kính, thấu kính) và ứng dụng của chúng; biết được công dụng và cấu tạo của kính lúp, kính tiềm vọng, kính hiển vi, kính thiên văn.

- Về kĩ năng

+ Kỹ năng làm việc nhóm. + Kỹ năng thuyết trình. + Kỹ năng giải quyết vấn đề. + Kỹ năng quản lý thời gian.

+ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. - Về phẩm chất

+ Học tập nghiêm túc, tích cực thảo luận và hợp tác khi làm việc nhóm. + Có hứng thú, chủ động tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu.

+ Tự tin trình bày sản phẩm và bảo vệ quan điểm của mình.

+ Biết lắng nghe và ghi nhận những ý kiến đóng góp của cả lớp và sửa chữa của giáo viên.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên

- Bài giảng powerpoint (xem phụ lục 3b tr PL6), phòng học có máy chiếu. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng về chủ đề để hợp thức hóa kiến thức cho học sinh.

- Các loại phiếu đánh giá. 2.Học sinh

- Chuẩn bị sản phẩm bằng hình thức trình chiếu powerpoint. - Các hình ảnh và video minh họa nếu có.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh

(HS) Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Phổ biến quy trình báo cáo sản phẩm (3 phút)

GV: Đưa ra quy trình buổi báo cáo:

+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 15 phút. + Các nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn và đóng góp ý kiến.

+ Nhóm báo cáo trả lời câu hỏi chất vấn, ghi nhận ý kiến đóng góp.

+ GV đặt câu hỏi cho nhóm.

+ Nhóm báo cáo thảo luận và trả lời. + GV nhận xét và hợp thức hóa kiến thức. + Các nhóm ghi nhận kiến thức.

HS: Thư ký ghi lại quy trình buổi báo cáo. GV: Đưa ra các tiêu chí đánh giá, phát các loại phiếu đánh giá và hướng dẫn học sinh cách đánh giá.

Các nhóm nhận phiếu đánh giá và chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.

- Học sinh hiểu rõ quy trình buổi báo cáo.

- Nghiêm túc tham gia buổi báo cáo.

Hoạt động 2: Báo cáo sản phẩm nhóm 1 (10 phút)

GV mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm. HS: Đại diện nhóm 1 lên báo cáo sản phẩm. Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi. GV:Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo. GV: yêu cầu các học sinh chú ý để đóng góp ý kiến và nêu câu hỏi chất vấn

- Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Định luật khúc xạ ánh sáng. - Biểu thức của định luật

khúc xạ ánh sáng.

- Chiết suất của môi trường. - Tính thuận nghích của chiều

truyền ánh sáng.

- Định nghĩa, phân loại, kí hiệu thấu kính.

- Cấu tạo và công dụng của kính lúp.

Hoạt động 3: Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 1 (10 phút)

GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.

HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác

HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.

Chú ý lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm. GV: trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được.

GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 1, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được.

GV hợp thức hóa kiến thức.

Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.

Các ý kiến đóng góp phải đúng trọng tâm.

Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm nhóm 2 (12 phút)

GV: mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm. HS: Đại diện nhóm 2 lên báo cáo sản phẩm. Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi. GV: Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.

- Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.

- Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. - Định nghĩa lăng kính. - Ứng dụng của lăng kính. - Lăng kính phản xạ toàn phần. - Tác dụng làm lệch tia sáng truyền qua lăng kính.

- Cấu tạo và công dụng của kính tiềm vọng.

- Cách làm kính tiềm vọng.

Hoạt động 5: Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 2 (10 phút)

GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.

HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác.

Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.

Các ý kiến đóng góp phải đúng trọng tâm.

HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.

GV: trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được.

GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 2, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được.

GV hợp thức hóa kiến thức. Nhắc nhở hai nhóm còn lại rút kinh nghiệm từ nhóm 1 và nhóm 2 để chuẩn bị tốt cho bài báo cáo ở tiết học tới.

Tiết 2.

Hoạt động 6: Báo cáo sản phẩm nhóm 3 (10 phút)

GV mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm. HS: Đại diện nhóm 3 lên báo cáo sản phẩm. Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi. GV: Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.

- Sự tạo ảnh của thấu kính mỏng.

- Cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.

- Cách làm kính hiển vi.

Hoạt động 7. Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 3 (10 phút)

GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.

GV trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được.

HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm.

HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác.

HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.

GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 3, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được.

GV: hợp thức hóa kiến thức.

Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.

Các ý kiến đóng góp phải đúng trọng tâm.

Hoạt động 8. Báo cáo sản phẩm của nhóm 4 (12 phút)

GV mời đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm.

HS: Đại diện nhóm 4 lên báo cáo sản phẩm.

- Cấu tạo quang học của mắt.

- Khái niệm điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông, năng suất phân li.

Các thành viên khác và cả lớp chú ý theo dõi.

GV: Ghi lại các diễn biến của buổi báo cáo.

- Sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. - Các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này

- Cấu tạo và công dụng của kính thiên văn

Hoạt động 9. Đóng góp ý kiến và thảo luận của nhóm 4 (10 phút)

GV: mời các nhóm khác đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn cho nhóm.

GV trợ giúp HS trả lời các câu hỏi khó mà các thành viên trong nhóm không trả lời được. HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm.

HS: Thư ký của nhóm ghi chép lại ý kiến và câu hỏi của các nhóm khác.

HS: Các thành viên trong nhóm tập trung lắng nghe ý kiến của các nhóm khác, thảo luận để trả lời các câu hỏi chất vấn.

GV: nhận xét phần báo cáo của nhóm 4, trả lời thay câu hỏi mà nhóm chưa trả lời được. GV: hợp thức hóa kiến thức. Nhắc nhở các nhóm tự tổng kết lại kiến thức thu hoạch được trong quá trình thực hiện dự án cũng như qua 2 tiết nghiệm thu dự án.

- Sôi nổi đóng góp ý kiến và đặt câu hỏi chất vấn.

- Các ý kiến đóng góp phải đúng trọng tâm.

Tiết 3.

Hoạt động 10: Hợp thức hóa kiến thức (20 phút)

GV: nhận xét bài báo cáo của 4 nhóm về: nội dung kiến thức và hình thức sản phẩm. GV: bổ sung các kiến thức mà mỗi nhóm còn thiếu. Hs: Lắng nghe và ghi nhận để hoàn chỉnh sản phẩm của nhóm. GV: Hợp thức hóa và tóm lại kiến thức cuối cùng cho sản phẩm dạy học.

- Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

- Định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr. - Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

GV: Chiếu các slide chuẩn kiến thức cần đạt được để HS theo dõi và ghi nhớ.

- Điều kiện để có phản xạ toàn phần: + n2 < n1

+ i ≥ i gh

- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất thường có dạng lăng trụ tam giác. Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi: góc chiết quang A và chiết suất n.

Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân.

- Thấu kính là một khổi chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng.

- Công thức của thấu kính: 1

𝑓 = 𝑑1+ 𝑑1′

Số phóng đại: k = 𝑑 𝑑′ .

Trong đó: f > 0: TKH; f < 0: TKPK

- Mắt là một hệ nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng các mặt cầu. Hệ quang học của mắt được coi tương đương với một TKHT.

Để quan sát được vật mắt phải điều tiết để ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ở màng lưới.

- Các dụng cụ quang đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.

Số bội giác: G = 𝛼𝛼

0 ≈𝑡𝑎𝑛𝛼𝑡𝑎𝑛𝛼 0

- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài xentimet), bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.

- Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt quan sát các vật rất nhỏ. Gồm có hai bộ phận chính: + Vật kính là một TKHT có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimet) + Thị kính là một kính lúp.

- Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật ở xa. Gồm có: + Vật kính là một TKHT có tiêu cự lớn. + Thị kính là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

Hoạt động 11: Tổng kết và rút kinh nghiệm (10 phút)

GV: Yêu cầu HS thực hiện việc đánh giá, việc đánh giá phải trung thực, chính xác và khách quan.

HS: Tiến hành đánh giá.

GV: Yêu cầu thư ký của mỗi nhóm tổng hợp tất cả các phiếu đánh giá.

HS: Thư ký mỗi nhóm tổng hợp các phiếu đánh giá và báo cáo với GV.

GV: tổng kết thông báo kết quả đánh giá cho HS.

GV: nhận xét những ưu, khuyết điểm chung của cả lớp trong quá trình thực hiện dự án, rút kinh nghiệm và tuyên dương những nhóm làm việc tích cực.

HS: Lắng nghe GV nhận xét.

HS tích cực và nỗ lực nhiều hơn trong quá trình học tập, chiếm lĩnh kiến thức.

GV biết được điểm mạnh, yếu của HS, khơi dậy cho HS niềm say mê, hứng thú trong học tập. HS ý thức được khả năng và quá trình học tập của bản thân, biết phát huy thế mạnh và khắc phục những thiếu sót của bản thân.

Rút kinh nghiệm cho những dự án kế tiếp.

Hoạt động 12: Kiểm tra 15 phút

GV: yêu cầu học sinh tái hiện lại các kiến thức thu hoạch sau dự án để hoàn thành bài kiểm tra trong vòng 15 phút. ( Đề bài xem phụ lục 4)

HS: Tái hiện lại kiến thức hoàn thành bài kiểm tra

Vận dụng kiến thức thu hoạch được sau dự án hoàn thành các câu hỏi trong bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học PHẦN QUANG HÌNH học vật lí 11 THPT BẰNG dạy học dự án NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực CHO học SINH (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)