Mở đầu bằng kĩ thuật công đoạn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG mở đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH TRONG các bài dạy môn TIN học ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 43 - 49)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

3. Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động mở đầu trong các bài dạy môn Tin học

3.6. Mở đầu bằng kĩ thuật công đoạn

3.6.1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích:

Công đoạn là một kĩ thuật trong PP dạy học HĐ nhóm. Trong đó, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ nhưng các nhiệm vụ này như là một mảnh ghép,chúng có mối liên quan với nhau trong tổng thể chung của bài học. Do đó, mở đầu bằng kĩ thuật công đoạn là hướng đến những mục đích sau:

 Giúp HS cả lớp có thể giải quyết được nhiều nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định.

 HS hỗ trợ nhau kịp thời trong việc nhớ, hiểu kiến thức: nhóm này quên thì có nhóm khác bổ sung ngay, nhóm nào sai thì sẽ có các nhóm còn lại phát hiện và sửa sai. Cuối cùng bản thân mỗi HS sẽ biết mình hiểu đúng, hiểu sai chỗ nào.

 Củng cố, khắc sâu và hệ thống lại kiến thức đã học.

 Nâng cao tinh thần hợp tác, đoàn kết và kĩ năng giao tiếp cho HS.  Đưa tất cả HS vận động chủ động ngay từ đầu tiết học.

 Tạo động cơ học bài mới một cách tích cực: Sau khi luân chuyển nhiệm vụ xong, HS cả lớp đều cùng hướng đến tình huống có vấn đề cần giải quyết bằng kiến thức mới.

b. Yêu cầu:

Để mở đầu bài học bằng kĩ thuật công đoạn thành công, khi sử dụng cần chú ý các yêu cầu sau:

 Nhiệm vụ của mỗi nhóm đảm bảo phù hợp nội dung và vừa sức để giải quyết trong thời gian ngắn.

 GV cần có sự chuẩn bị kĩ về mặt tổ chức trước khi dạy như: Chia nhóm, phân công vị trí nhóm, hướng dẫn HS cách luân chuyển bài thảo luận giữa các nhóm. Làm như vậy để khi tiến hành dạy – học không lãng phí thời gian.

 Cần bố trí thời gian hợp lí để HS thực hiện nhiệm vụ của mình, góp ý cho các nhóm khác và xử lí các ý kiến (ví dụ 3 phút để nhóm thực hiện nhiệm vụ, 5 phút để nhóm góp ý cho 3 nhóm còn lại – 2 phút để nhóm hoàn thiện kết quả sau khi nhận góp ý).

 Để tránh mất thời gian, trước khi thảo luận GV cần giúp HS hiểu rõ nội dung, yêu cầu của câu hỏi.

 GV cần quan sát, hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo tất cả HS đều tham gia HĐ.  Các nhiệm vụ được ghi theo thứ tự nhóm 1 – nhiệm vụ 1, nhóm 2 – nhiệm vụ 2, … với ý đồ các nhiệm vụ sẽ dẫn dắt HS theo một mạch kiến thức và đến nhiệm vụ cuối cùng sẽ mở ra tình huống có vấn đề. Từ đây, HS đi vào bài mới một cách tự

nhiên, có mục đích rõ ràng.

 Cuối cùng GV cần phải nhận xét, kết luận kết quả của các nhóm.

3.6.2. PP tiến hành

* Chuẩn bị:

 GV chia nhóm HS trước tiết học. Ngay đầu giờ học, HS ngồi đúng vị trí của nhóm mình (nếu học trực tiếp).

 Tùy hình thức học trực tiếp hay trực tuyến mà GV lựa chọn dạng phiếu học tập cho HS. Nếu học trực tiếp thì chọn giấy A3, nếu học trực tuyến thì chọn file văn bản. Ở đây, chúng tôi gọi chung là phiếu học tập. GV ghi sẵn nhiệm vụ, tên của mỗi nhóm lên đầu phiếu học tập, mỗi nhóm được ghi/soạn thảo bằng một màu mực riêng. Và màu mực này sẽ được các nhóm sử dụng ghi/soạn thảo ý kiến của mình. Ngoài ra, GV soạn các nhiệm vụ trên một slide chiếu lên màn hình tivi để HS thấy tổng quan.

* Tiến hành:

 Qua slile trên màn hình tivi, GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu, nội dung của từng câu hỏi.

 GV giao 4 phiếu học tập kèm nhiệm vụ cho 4 nhóm.

 Các nhóm thảo luận và ghi/soạn thảo kết quả vào phiếu học tập.

 Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập xong, các nhóm sẽ luân chuyển phiếu học tập cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

 Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được phiếu học tập của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các nhóm để hoàn thiện kết quả thảo luận cuối cùng của nhóm.

 GV nhận xét, kết luận kết quả các nhóm theo thứ tự nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. Từ đó GV dẫn vào bài mới.

3.6.3. Ví dụ

Sau đây chúng tôi trình bày kĩ thuật công đoạn để mở đầu bài học: Định dạng văn bản (Bài 16 – Tin học 10) được thực nghiệm tại lớp 10D2 trường THPT Thanh Chương 3, lớp 10G trường THPT Tây Hiếu.

Ý tưởng thiết kế HĐ mở đầu:

 Lớp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ là một đơn vị kiến thức liên quan đến kiến thức ở bài mới. Qua HĐ nhóm với kĩ thuật công

đoạn, tất cả HS cùng tự học lẫn nhau, tự bổ sung, điều chỉnh kiến thức cho nhau với sự hỗ trợ, điều khiển của GV. Khi mỗi tổ hoàn thiện xong đáp án của mình là lúc HS cả lớp đã hướng đến mục tiêu chung: Cần biết các lệnh định dạng văn bản của word. Từ đó GV đưa HS vào bài học mới.

 Nếu học trực tuyến, quá trình thảo luận giữa các cá nhân trong nhóm, nhóm – nhóm được thực hiện ở nhà trước tiết học thông qua các phương tiện truyền thông (GV có sự kiểm tra minh chứng làm việc của HS). Sản phẩm 4 nhóm là 4 file văn bản được gửi cho GV để làm học liệu trong HĐ mở đầu.

 Nếu học trực tiếp, GV tổ chức cho HS HĐ nhóm tại lớp dưới sự điều khiển của GV.

Bài 16: Định dạng văn bản (Tin học 10)

HĐ 1: mở đầu (12 phút) * Mục tiêu:

 Giúp HS củng cố lại kiến thức ở bài học 14 và 15 trong chương trình tin học 10.

 Tạo động cơ học tập tích cực: Mong muốn tìm hiểu cách thiết đặt các thuộc tính định dạng cho kí tự, đoạn văn bản và trang văn bản bằng phần mềm Microsoft word.

 Rèn luyện cho HS năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề trực tiếp hoặc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (năng lực NLe, NLc).

 Rèn luyện kĩ năng lực làm việc trong môi trường số: Messenger, zalo, thư điện tử, máy tính kết nối tivi, điện thoại, Internet, phần mềm Word (năng lực NLa).

* Nội dung:

 HS thảo luận nhóm để: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình và lần lượt góp ý cho câu trả lời cho 3 nhóm còn lại. Cuối cùng, mỗi nhóm hoàn thiện kết quả.

Nội dung câu hỏi:

Câu 1 – nhóm 1: Em hãy nêu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn

bản?

Câu 2 – nhóm 2: Word có phải là một hệ soạn thảo văn bản không? Word có

những chức năng nào?

Câu 3 – nhóm 3: Em hãy so sánh về mặt nội dung và hình thức của 2 văn

bản (văn bản 1: Đơn xin nhập học ở bài tập thực hành 6 trang 107 SGK tin học 10; văn bản 2: Đơn xin nhập học ở bài tập thực hành 7 trang 113 SGK tin học 10).

Câu 4 – nhóm 4: Theo em, muốn văn bản 1 có hình thức như văn bản 2 thì

 HS dưới sự phân tích, gợi ý của GV tìm ra tình huống có vấn đề cần giải quyết bằng kiến thức bài học mới.

* Sản phẩm:

 Kết quả thảo luận ban đầu của từng nhóm. Yêu cầu đáp án đúng:

Câu 1: Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản là nhập và lưu trữ văn

bản; sửa đổi cấu trúc văn bản; trình bày văn bản; Một số chức năng khác.

Câu 2: Word là một hệ soạn thảo văn bản. Word có đầy đủ các chức năng chung

của một hệ soạn thảo văn bản.

Câu 3: So sánh văn bản 1 và văn bản 2:

Về nội dung: Cả hai văn bản có nội dung giống nhau. Về hình thức: Văn bản 2 đẹp hơn, phù hợp hơn văn bản 1.

Câu 4: Muốn văn bản 1có hình thức như văn bản 2, chúng ta cần sử dụng chức

năng trình bày văn bản của word: định dạng văn bản và định dạng kí tự.  Góp ý của các nhóm.

 Kết quả hoàn thiện của mỗi nhóm.

* Tổ chức thực hiện (Tiết học thực nghiệm được tổ chức học trực tiếp với sự hỗ trợ

của công nghệ số)

a. GV giao nhiệm vụ:

GV giao 4 tờ giấy A3 kèm nhiệm vụ là 4 câu hỏi cho 4 nhóm. GV yêu cầu:

 Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào giấyA3 (3 phút).  Mỗi nhóm góp ý luân chuyển cho 3 nhóm còn lại (5 phút). GV hướng dẫn HS:

Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A3 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy A3 cho nhau: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1. Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.

Ở bước này GV cần giám sát để hỗ trợ các em trong việc chuyển giấy cho nhau.  Mỗi nhóm hoàn thiện kết quả của mình dựa vào góp ý của các nhóm khác trong vòng 2 phút.

b. HS thực hiện nhiệm vụ:

 Góp ý luân chuyển cho các nhóm khác theo hình thức GV đã hướng dẫn.  Mỗi nhóm hoàn thiện kết quả dựa vào góp ý của 3 nhóm khác.

 GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ cách trình bày, góp ý của các nhóm.

c. GV tổ chức báo cáo

GV yêu cầu lần lượt 4 HS nêu kết quả thảo luận của 4 nhóm (thực hiện chéo nhóm).

d. GV kết luận:

 GV đánh giá kết quả thảo luận của mỗi nhóm.

 GV phân tích để sửa sai hoặc bổ sung cho kết quả từng nhóm (nếu cần).  GV đưa ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài học “Định dạng văn bản”: Như các em đã nhận định trong bài thảo luận, văn bản 1 và văn bản 2 có nội dung giống nhau, để văn bản 1 có hình thức đẹp, phù hợp như văn bản 2 chúng ta cần sử dụng chức năng định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Muốn in văn bản ra giấy thì chúng ta định dạng trang văn bản. Vậy, Word cho phép chúng ta thực hiện chức năng này bằng cách nào? Trong bài học hôm nay, Word sẽ cung cấp cho chúng ta các nhóm lệnh: định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản – đó là 3 nhóm lệnh định dạng văn bản.

3.6.4. Kết quả đạt được

Chúng tôi dạy thực nghiệm PP HĐ nhóm với kĩ thuật công đoạn tại lớp 10D2 (42HS) trường THPT Thanh Chương 3 và lớp 10G (43 HS) trường THPT Tây Hiếu. Kết quả đạt được như sau:

Về tư tưởng, tinh thần dạy - học: Khi vận dụng các PP dạy học tích cực nói chung,

PP dạy học theo nhóm với kĩ thuật công đoạn nói riêng, bản thân người GV đã là người tích cực, chủ động. Tâm thế của GV ảnh hưởng rất nhiều đến tâm thế của HS trong mỗi tiết học. Thầy cô tâm huyết thì trò say mê, hứng thú và tự tin trong lĩnh hội tri thức.

Về HĐ học tập của HS:

Với HĐ mở đầu: Đa số HS tích cực tham gia làm việc cùng nhóm.

+ 10D2: 37/42 HS cho biết hứng thú với việc bắt đầu bài học (88%). 3 HS cảm thấy bình thường và 2 HS không hứng thú với bài học.

+ 10G: 35/43 HS cho biết hứng thú với việc bắt đầu bài học (81,4%). 5 HS cảm thấy bình thường và 3 HS không hứng thú với bài học.

Việc xác định mục tiêu chính của bài học mới:

+ 10D2: 36/42 HS biết mình sẽ học gì trong bài học mới (85,7%), 3HS chưa xác định được (7,1%) và 3 HS hứng thú với bài học nhưng vẫn còn mơ hồ khi bắt đầu bài học mới (7,2%).

+ 10G: 35/43 HS biết mình sẽ học gì trong bài học mới (81,4%), 4HS chưa xác định được (9,3%) và 4 HS hứng thú với bài học nhưng vẫn còn mơ hồ khi bắt đầu bài học mới (9,3%).

HĐ hình thành kiến thức mới: HS tập trung nghe giảng, tích cực trả lời, không có HS làm việc riêng. Ở lớp 10D2, 9 HS được hỏi (3 đơn vị kiến thức) thì 7 HS trả lời đúng, 2 HS cần sự gợi ý của GV để trả lời đúng câu hỏi. Ở lớp 10G, cả 3 HS được hỏi đều trả lời đúng.

HĐ luyện tập: HS thực hiện định dạng văn bản 1 (nêu ở nhiệm vụ nhóm 4 của

HĐ mở đầu) trên máy tính có kết nối với màn hình tivi: 1 HS thực hiện định dạng kí tự, 1 HS thực hiện định dạng đoạn văn bản. Cả 2 HS đã thực hiện được lệnh định dạng trên một số thuộc tính như: cỡ chữ, phông chữ, kiểu chữ in đậm, nghiêng; căn lề giữa cho đoạn văn, chọn khoảng cách giữa các dòng văn bản,…Cuối cùng HS có sản phẩm là văn bản 2.

Kết quả tiết học thể hiện các HĐ dạy học đã được tiến hành hiệu quả, HS được hình thành, phát triển những tri thức, kĩ năng cần thiết một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

Về khả năng vận dụng kĩ thuật công đoạn: Có thể sử dụng HĐ nhóm với kĩ thuật

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG mở đầu THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực học SINH TRONG các bài dạy môn TIN học ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)