PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Về kết quả của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện thì chúng tôi đã đạt được những thành công như sau:
1. Góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thiết kế HĐ mở đầu trong dạy học Tin học nói riêng và quá trình dạy học nói chung.
2. Điều tra và làm rõ thực trạng dạy học hiện nay trong việc chú trọng, tập trung thiết kế HĐ mở đầu cho mỗi tiết dạy từ đó đề xuất được cách áp dụng các kĩ thuật tổ chức HĐ mở đầu nhằm tăng cường sự hứng thú trong học tập, góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
3. Thiết kế được 6 kĩ thuật tổ chức HĐ mở đầu với 7 giáo án và mỗi giáo án thực nghiệm trên 2-4 lớp của 2 trường THPT Tây Hiếu và THPT Thanh Chương 3.
4. Bước đầu tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học trong việc thiết kế HĐ mở đầu trong dạy học Tin học cấp THPT. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức HĐ mở đầu trong các tiết học là rất cần thiết và nó đảm bảo thành công của một tiết học.
Về ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Việc áp dụng “Kinh nghiệm tổ chức HĐ mở đầu theo hướng phát triển phẩm
chất và năng lực HS trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT” vào quá trình
giảng dạy Tin học tại trường THPT Tây Hiếu, THPT Thanh Chương 3 đã mang lại cho chúng tôi nhiều ý nghĩa tích cực như sau:
Với GV: Lý luận về các PP dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực không những
được củng cố mà còn được mở rộng và nâng cao. Quá trình thực nghiệm tại các lớp học giúp GV rèn luyện, phát triển thuần thục các kỹ năng tổ chức HĐ mở đầu nói riêng, các HĐ dạy - học nói chung, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, học liệu số vào dạy học. Mặt khác, trong quá trình làm chung đề tài, chúng tôi đã hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhiều kiến thức về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm dạy học, làm việc.
Với HS: Thông qua các HĐ học tập tích cực như trò chơi trắc nghiệm trực
tuyến với Quizizz, phân tích phim video HS được hình thành, phát triển năng lực tin học Nla, năng lực NLc, năng lực NLd. Cùng với đó, các HĐ nhóm trong kĩ thuật công đoạn, sơ đồ tư duy còn giúp HS biết giao tiếp và hợp tác trực tiếp hoặc trong môi trường số (năng lực Nle), biết tư duy logic, sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Song song với sự hình thành và phát triển năng lực, HS được rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, nhân ái khi làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ
được giao. Sự tiến bộ, hứng thú học tập của HS chính là “quả ngọt” đối với người GV.
Khả năng áp dụng của đề tài: Chúng tôi đã sử dụng hiệu quả đề tài với môn tin
học cả 3 khối ở trường THPT Tây Hiếu và Thanh Chương 3. Ngoài ra, đề tài có thể áp dụng linh hoạt ở các trường học khác và ở nhiều môn học khác trong cả hình thức học trực tiếp lẫn trực tuyến.
Về bài học kinh nghiệm
Việc áp dụng các kĩ thuật, PP dạy học tích cực đối với từng đối tượng HS, lớp học, bài học là khác nhau. GV cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện ở mỗi lớp để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Trong thời đại 4.0, việc học trở nên rộng mở. Người học có thể chủ động, sáng tạo học mọi lúc, mọi nơi trên nhiều phương tiện. Người thầy không còn phải cầm tay chỉ việc, làm thay nữa. Tuy nhiên vai trò của GV trong việc định hướng nội dung, định hướng cách khai thác nguồn học liệu số, cách ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị số vào việc học, định hướng tư duy, HĐ,… cho HS lại vô cùng quan trọng. Cho nên người GV cần không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, các kĩ năng nghiệp vụ để làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ, đưa hiệu quả dạy học ngày càng cao, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục hướng đến người học trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
Trong đề tài chúng tôi mới chỉ đề cập, áp dụng trong phạm vi lựa chọn một số bài tiêu biểu để minh họa cho các kĩ thuật mở đầu một tiết học, đề nghị hướng nghiên cứu của đề tài sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển hơn nữa trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi mong muốn biết thêm được nhiều hơn nữa các kinh nghiệm khác từ đồng nghiệp và các kĩ thuật dạy học của chúng tôi trình bày được thiết kế trong hầu hết các bài học bộ môn Tin học.
Bên cạnh đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị sau đây:
Với GV: Qua khảo sát HS thì có đến 80,4% GV thường bắt đầu bài học bằng
hỏi bài cũ hoặc dẫn vào bài mới ngay hoặc ghi bài mới rồi dạy ngay, chỉ có 11,2% GV tổ chức HĐ mở đầu hướng đến sự chủ động, sáng tạo của người học. Trong khi đó, phần lớn HS (78,8%) rất thích và mong muốn mở đầu bài học bằng tổ chức một số HĐ như trò chơi, xem video, phân tích sơ đồ tư duy,… Chỉ có 21,2 % HS chấp nhận cách mở đầu bài học mà thầy cô thường thực hiện (xem biểu đồ H1 trang 9). Cho nên GV cần có sự đầu tư nhiều hơn về PP tổ chức các HĐ dạy học tích cực trong tiến trình dạy học. Sự triển khai đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy học một cách hệ thống và bền vững.
Với nhóm chuyên môn: Tăng cường khuyến khích GV áp dụng các PP dạy học
tích cực thường xuyên chứ không chỉ đầu tư trong các tiết thao giảng.
công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ và học liệu số vào việc dạy – học. Nếu chưa được trang bị thì nhà trường vận dụng xã hội hóa giáo dục để đầu tư thêm phương tiện, thiết bị dạy học cho mỗi lớp học như máy tính, tivi thông minh, mạng Internet,…
Với sở giáo dục và đào tạo: Cần có sự tập huấn cụ thể hơn, bài bản hơn đến các
GV nói chung về cách sử dụng, khai thác các các phần mềm phục vụ dạy học (những phần mềm được yêu cầu chung với GV).
Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tin học. Hà Nội.
[3] Hồ Sĩ Đàm (2006). Tin học 10, 11, 12. SGK. NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] Hồ Sĩ Đàm (2006). Tin học 10, 11, 12. Sách GV. NXB Giáo dục Việt Nam.
[5] G.Polya(1997). Sáng tạo Toán học. NXB Giáo dục.
[6] Thái Văn Thành(2017). Quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[7] TS. Nguyễn Chí Công. Tin học lớp 6. SGK, Sơ đồ tư duy (bài 10 - trang 42 - bộ kết nối tri thức).
[8] TS. Vương Đình Thắng, Bài giảng PP giảng dạy tin học, Huế, 2001.
[9] Bộ giáo dục và đào tạo (2022). https://taphuan.csdl.edu.vn. Modul 2: Sử dụng PP dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT môn Tin học
[10] Bộ giáo dục và đào tạo (2022). https://taphuan.csdl.edu.vn. Modul 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT môn Tin học.
[11] Bộ giáo dục và đào tạo (2022). https://taphuan.csdl.edu.vn. Modul 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục HS THPT môn Tin học.
[12] http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTbGBCjBCgzi2005
[13] https://congdoan.lamdong.edu.vn/vi/chi-tiet-tin-tuc/?param=32-ky-thuat- day-hoc-tich-cuc-hieu-qua-nhat-ma-giao-vien-thuong-xuyen-su-dung
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các phiếu điều tra thực trạng PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
(dành cho GV)
Một số thông tin cá nhân
-Họ và tên: (có thể không ghi) ……… Số năm giảng dạy: ………
-Nơi công tác: ……….………...………….…… Tỉnh/TP: ………
Kính gửi quý Thầy (Cô)!
Theo hướng dẫn của công văn 5512 của Bộ trưởng Bộ giáo dục về việc thực hiện kế hoạch giảng dạy trong trường học, trong kế hoạch bài dạy phần mở đầu được yêu cầu thành một phần bắt buộc. Trước đây, phần này các GV thường ít chú trọng và được thay bằng HĐ hỏi bài cũ và dẫn dắt vào bài mới.
Để có những cở sở lí luận và thực tiễn cho vấn đề này, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Kinh nghiệm tổ chức HĐ mở đầu theo hướng phát triển phẩm
chất và năng lực HS trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT”. Những
thông tin của quý Thầy (Cô) sẽ là cơ sở khoa học có giá trị giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của quý Thầy (Cô). Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1. Theo Thầy (Cô), trong quá trình dạy học việc tổ chức HĐ mở đầu bài
học là:
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Câu 2. Thầy (Cô) có nắm vững lý luận về cách tổ chức HĐ mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS không?
Không nắm vững Có xem qua Nắm vững
Câu 3. Mức độ thu hút và hiệu quả của HĐ khởi động như thế nào?
Thấp Trung bình Cao
Câu 4. Trong quá trình dạy học môn Tin học ở trường THPT, thầy (cô) đã
STT GV tổ chức HĐ mở đầu bằng Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng 1 trò chơi 2 tình huống có vấn đề 3 bài toán thực tiễn 4 phân tích phim video 5 sơ đồ tư duy
6 kĩ thuật công đoạn
Câu 5. Thầy (cô) thường sử dụng PP (kĩ thuật) nào cho HĐ mở đầu bài học? ... ... ... ... ... ... Chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô) đã vui lòng trả lời phiếu điều tra
Xin chúc quý Thầy (Cô) nhiều niềm vui và sức khỏe!
Chúng tôi sẵn sáng đón nhận mọi ý kiến đóng góp của Thầy (Cô). Email: ductin85@gmail.com; Điện thoại: 0975128884
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
(dành cho HS)
Một số thông tin cá nhân
-Họ và tên: (có thể không ghi) ……….……….………
-HS trường: ……….………...………. Lớp: ………
Thân gửi các em HS!
Để có những cở sở lí luận và thực tiễn cho vấn đề này, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Kinh nghiệm tổ chức HĐ mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS trong các bài dạy môn Tin học ở trường THPT”. Những
thông tin /của các em sẽ là cơ sở khoa học có giá trị giúp chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Rất mong nhận được sự hợp tác của các em. Xin chân thành cảm ơn.
Câu 1. Thái độ đối với môn Tin học ở trường THPT
Không yêu thích Bình thường Rất yêu thích
Câu 2. Cảm nhận của các em về giờ học Tin học
Giờ học nhàm
Giờ học ít hứng thú
Giờ học bình thường
Giờ học đầy hứng thú và bổ ích
Câu 3. GV các môn khác thường mở đầu bài học bằng cách nào?
Hỏi bài cũ
Dùng lời nói để dẫn dắt vào bài mới
Ghi tên bài học mới ngay
Tổ chức một số HĐ như: trò chơi, xem video, trả lời trắc nghiệm Quizizz, sơ đồ tư duy…..
Câu 4. Em thích bắt đầu tiết học theo cách nào nhất?
Hỏi bài cũ
Dùng lời nói để dẫn dắt vào bài mới
Ghi tên bài học mới ngay
Tổ chức một số HĐ như: trò chơi, xem video, trả lời trắc nghiệm Quizizz, sơ đồ tư duy…..
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT (dành cho HS) Lớp: ……… Bài mới: ……….……….……….………...…… PP tổ chức HĐ mở đầu: ……….……….
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào với HĐ mở đầu trong bài học này?
A. Không hứng thú B. Bình thường C. Hứng thú D. Rất hứng thú
Câu 2: Sau HĐ mở đầu này, em đã xác định được nội dung chính của bài học mới
chưa? A. Em đã xác định được, đó là: ……….……….……….………...…… ……….……….……….………...…… ……….……….……….………...…… B. Em chưa xác định được C. Em thấy còn mơ hồ
Câu 3: Sau HĐ mở đầu, tâm thế của em trong việc học bài mới là:
A. Em mong muốn được học kiến thức mới B. Em đã sẵn sàng
C. Em thấy bình thường như các tiết học khác D. Em không muốn học tiếp
Câu 4. Sau khi kết thúc tiết học, suy nghĩ của em là gì?
A. Bài học dễ hiểu và hứng thú B. Bài học dễ hiểu
D. Em chưa hiểu rõ về bài học C. Em không hiểu bài
Phụ lục 3: Phiếu học tập, bộ câu hỏi trắc nghiệm BỘ CÂU HỎI CHO HĐ LUYỆN TẬP
Bài 20: Mạng máy tính (Tin học 10)
(Mở đầu bằng trò chơi - HS thực hiện với phần mềm Quizizz)
Em hãy chọn đáp án đúng
Câu 1. Mạng máy tính gồm các thành phần:
A. Các máy tính; Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau; Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
B. Các máy tính; Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau. C. Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau; Phần mềm cho
phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
D. Các máy tính; Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.
Câu 2. Trong mạng máy tính:
A. Cho phép sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn.
B. Cho phép nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,…
C. Các máy tính ở gần nhau mới trao đổi được dữ liệu cho nhau.
D. Cho phép nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,…; Cho phép sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn.
Câu 3. Phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính trong mạng máy tính gồm 2 loại:
A. Có dây và không dây
B. Cáp truyền thông và vỉ mạng C. Máy tính và cáp truyền thông D. Máy tính và sóng Wifi
Câu 4. Dưới góc độ địa lí, các loại mạng máy tính là:
A. Mạng có dây và mạng không dây B. Mạng LAN và mạng WAN
D. Mạng kết nối kiểu vòng và mạng kết nối kiểu sao
Câu 5. Điều kiện để các máy tính trong mạng máy tính giao tiếp được với nhau là gì?
A. Các máy tính được kết nối có dây với nhau.
B. Các máy tính phải dùng chung bộ giao thức truyền thông. C. Các máy tính được kết nối không dây với nhau.
PHIẾU HỌC TẬP CHO HĐ MỞ ĐẦU Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh (Tin học 11)
(Mở đầu bằng tình huống có vấn đề - HS thực hiện tại phòng máy vi tính)
TRƯỜNG THPT ...
Số máy: ...
Lớp: ...
PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Bằng kiến thức toán học em hãy giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0 a/ Với hệ số a, b,c là: 1 -3 2 thì phương trình ...
b/ Với hệ số a, b,c là: 1 -2 1 thì phương trình ...
c/ Với hệ số a, b,c là: 1 1 1 thì phương trình ...
Câu 2: Biên dịch chương trình, trả lời các câu hỏi sau: Quá trình biên dịch có những lỗi sau (nếu có): ...
...
...
...
Thực hiện chương trình, kết quả: a/ Với bộ dữ liệu a, b,c là: 1 -3 2 thì ... b/ Với bộ dữ liệu a, b,c là: 1 -2 1 thì ... c/ Với bộ dữ liệu a, b,c là: 1 1 1 thì ... ... Giải thích: ... ... ... ...
CÂU HỎI CHO HĐ LUYỆN TẬP