2.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ trong
2.6.3.4.2 Quy trình thiết kế và tổ chức thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức
2.6.3.4.1 Sinh hoạt theo hình thức tham quan học tập
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo…
Sinh hoạt câu lạc bộ theo hình thức tham quan học tập có thể tập hợp được các em học sinh cùng chủ nghĩa xê dịch, thích tìm tịi, khám phá các vùng đất và địa điểm mới. Cho nên các em cùng đam mê sẽ thành lập thành các nhóm cùng sở thích để có thể cộng tác cùng nhau trong các chuyến đi. Trong trường học các câu lạc bộ môn học liên quan đến các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, hay các địa chỉ đỏ,…cũng có thể tổ chức các đợt tham quan học hỏi cho các thành viên của câu lạc bộ cũng như các bạn học sinh khác.
2.6.3.4.2 Quy trình thiết kế và tổ chức thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức tham quan học tập thức tham quan học tập
- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm (lựa chọn địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động tham quan
Căn cứ vào mục tiêu của môn học, kế hoạch của các câu lạc bộ, ưu thế của từng địa phương, nhu cầu, hứng thú của các thành viên mà ban chủ nhiệm xác định nội dung trải nghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức. ban chủ nhiệm nên ưu tiên chọn những địa điểm gần địa bàn nhà trường.
Địa điểm tổ chức hoạt động tham quan: có thể là các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, thư viện, làng nghề…và phải có nội dung liên quan đến nội dung bài học Lịch sử địa phương, phải đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc tổ chức (thời gian thực hiện, không gian, phương tiện đi lại, kinh phí…)
Thời gian: cần phân bố thời gian thích hợp tuỳ thuộc vào kế hoạch của nhà trường, kế hoach của các thành viên, mùa vụ trong năm..
- Bước 2: Thiết kế kế hoạch hoạt động tham quan
Để tổ chức tốt được các hoạt động tham quan, yêu cầu thiết kế hoạt động tham quan cần thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định tên hoạt động/chủ đề hoạt động: Việc đặt tên cho hoạt động/chủ đề trải nghiệm là rất cần thiết vì nó định hướng cho các thành viên xác định mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức hoạt động tham quan hiệu quả. Việc đặt tên cho hoạt động/chủ đề trải nghiệm cần rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, phản ánh được nội dung trọng tâm của hoạt động, tạo sự chú ý và gây ấn tượng cho thành viên câu lạc bộ. 2. Xác định mục tiêu hoạt động: Việc xác định mục tiêu của hoạt động chính xác, khoa học, tường minh là cơ sở để chọn nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động tham quan hiệu quả. Mục tiêu hoạt động tham quan phải phản ánh các mức độ và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt của các thành viên.
3. Xác định nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức: Trên cơ sở mục tiêu của hoạt động, ban chủ nhiệm câu lạc bộ xác định nội dung kiến thức và đề xuất hình thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học và cách thức tổ chức hoạt động tham quan phù hợp với nội dung. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động tham quan..
4. Lập kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức hoạt động tham quan: Về phía các câu lạc bộ, cần thông báo kế hoạch cho thành viên, phân công nhiệm vụ, yêu cầu các thành viên chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ dùng tư trang nêu rõ mục đích và những quy định khi hoạt động, dự kiến các phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động; dự kiến cụ thể về thời gian thực hiện, địa điểm cũng như những tình huống có thể phát
sinh để đưa ra các kế hoạch ứng biến kịp thời. Về phía các thành viên, phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chủ động phân cơng trong nhóm, chuẩn bị nội dung, thiết bị, sản phẩm và cách thức báo cáo nhiệm vụ...
Trên đây là 1 số kinh nghiệm thành lập điều hành, các hình thức sinh hoạt CLB đã áp dụng tại thực tiến hoạt động của các CLB trường THPT Lê Lợi mang lại nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục nhân cách học sinh và rèn luyện các kỹ năng cơ bản, kỹ năng sống cho các em.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận