Xây dựng không gian đọc sách theo hướng mở

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2 (Trang 25 - 29)

4.1 .Tổ chức ngày hội văn hóa đọc thường niên

5. Xây dựng không gian đọc sách theo hướng mở

Khác với thư viện truyền thống, một “thư viện thân thiện với thiên nhiên”

nơi sân trường rợp bóng cây xanh. Những tủ sách, báo được bố trí hợp lý, ngay ngắn ngay dưới chân nhà sàn, cạnh bờ ao xanh mát giúp các em có tinh thần thoải mái, dễ dàng trao đổi tri thức, góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Với cơng trình thanh niên 2021, đồn trường đã qun góp các chi đồn trong trường, xây dựng một tủ sách ngay dưới chân nhà sàn - ngôi nhà để trưng bày tư liệu và vật dụng truyền thống của trường. Tủ sách với phong phú các loại sách báo chủ yếu là giải trí, thư giãn sau mỗi giờ học. Xung quanh tủ sách là những

bộ bàn ghế thiết kế vòng tròn để các em quây quần bên nhau vừa đọc sách vừa trao đổi, chia sẻ những điều thú vị cùng nhau. Xa xa hơn một chút là bờ ao, vườn hồng tươi tắn, rực rỡ, tỏa hương dịu nhẹ bốn mùa. Các em có thể ngồi ngay dưới nhà sàn, có thể ngồi cạnh bờ ao vườn hồng và thỏa sức đam mê với sách.

Cách làm này không chỉ thay đổi được khơng khí và mơi trường đọc, tạo tâm lý thoải mái, khơng gị bó, gây hứng thú đọc, thuận lợi trong chia sẻ nội dung sách hay với mọi người. Đồng thời bạn đọc có thể tận dụng triệt để mọi thời gian rỗi để đọc sách. Học sinh tham gia đọc sách một cách thuận tiện, thân thiện và nhanh nhất. Đây cũng là môi trường khơi gợi hứng thú, nhân rộng phong trào đọc sách, báo cho các em, góp phần rèn luyện kỹ năng, nâng cao vốn từ, ý tưởng cho học sinh ở các mơn học, từ đó phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Không gian đọc sách này đã được đài Phát thanh truyền hình Nghệ An về quay phóng sự

“Khơng gian đọc sách cho học sinh vùng cao” và để lại nhiều ấn tượng đẹp cho

khán giả.

Học sinh đọc sách hàng ngày dưới chân nhà sàn

6. Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng dẫn phương pháp đọc sách. phương pháp đọc sách.

Nếu đọc sách là để tăng thêm hiểu biết thì viết văn là để rèn luyện ngịi bút và bồi dắp tâm hồn. Trường PT DTNT THPT số 2 có lẽ là một trong số ít các trường phổ thơng chú trọng rèn luyện cho các em ngịi bút của mình. Trường có một chuyên san mang tên Suối ngàn. Là những tâm tư tình cảm chân thực xúc

động và không kém phần tinh tế sâu sắc của các em học sinh. Với những con chữ hồn nhiên, trong sánh như sơng như suối, mỗi năm 2 kì đều đặn đến nay đã có 20 tập san, trong đó có một số đặc biệt phát hành nhân kỉ niệm 10 năm thành lập trường. Suối ngàn đã giúp các thầy cơ hiểu sâu hơn những tâm tư sâu kín của các em, xúc động hơn với tình cảm của các em dành cho trường, cho gia đình, cho thầy cơ, bè bạn. Cũng thật bất ngờ bởi sự sắc sảo tài năng của các em trong gieo từ, nhả chữ, phát hiện đề tài...

Song mỗi năm 2 số chuyên san chưa đủ để các em bày tỏ tâm tình. Kết hợp hài hòa giữa đọc và viết, thư viện phối hợp với đoàn trường phát động chuyên mục

tác phẩm mới hàng tuần trên bảng tin.

Cụ thể mỗi lớp sẽ được giao nhiệm vụ sáng tác bài viết cho mỗi tuần. Lớp sẽ viết bài theo chủ đề tự chọn, thể loại tự chọn, làm sao đó vào thứ 2 của tuần mới sẽ viết được 3 tác phẩm với 3 thể loại phù hợp chủ đề lên Bảng tin đoàn. Ban thư viện sẽ đọc, cho điểm các tác phẩm. Cuối kì tổng kết rồi cộng vào điểm thi đua cho các lớp. Cách làm này vừa tạo ra phong trào thi đua sôi nổi giữa các lớp, vừa rèn kĩ năng viết văn bồi dưỡng tâm hồn trau dồi cảm xúc mà cịn có tác dụng rất lớn trong phát triển văn hóa đọc ở học sinh.

Hình ảnh tập san Suối ngàn

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)