4.1 .Tổ chức ngày hội văn hóa đọc thường niên
7. Gắn hiệu quả của việc đọc sách với các môn học và hoạt động tham quan
quan trải nghiệm.
Đọc sách có nhiều mục đích khác nhau, nhưng có lẽ mục đích chính của học sinh là đọc sách để phục vụ học tập. Vậy cịn gì phù hợp hơn nếu chúng ta gắn mơn học với hoạt động đọc sách. Mỗi môn học đều dễ dàng kích thích học sinh đọc sách để mở rộng kiến thức, vận dụng kĩ năng. Thật thú vị nếu sau những giờ Lịch sử em tìm đến sách để hiểu thêm các sự kiện thầy cô vừa dạy, hiểu thêm về một lãnh tụ ở góc độ cuộc đời sau những bài học về những chiến cơng. Cịn gì lí thú hơn sau những giờ Địa Lí, ta mở mang hiểu biết về văn hóa, con người một vùng đất mà sách giáo khoa chỉ mới sơ khai địa hình, khí hậu, ta biết hơn về kế hoạch phát triển kinh tế vùng miền mà bài học trong sách chỉ dừng lại ở những gợi dẫn về tiềm năng...Và môn học dễ gắn với hoạt động đọc sách nhất phải kể đến là môn Ngữ Văn. Ở môn văn, học sinh được chiếm lĩnh thế giới tác phẩm văn học muôn màu muôn vẻ, nhưng với dung lượng bài học ít ỏi, các em chỉ được học những đoạn trích, những tác phẩm bị lược bỏ nhiều đoạn, hoặc các em chỉ được học một tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú và nhiều giá trị của nhà văn. Rất cần sự bổ sung, mở rộng ở thư viện để kiến thức bài học được trọn vẹn. Lại nữa, trong cấu trúc mơn thi Ngữ Văn ở các kì thi, thường có những câu hỏi địi hỏi sự đọc rộng, biết nhiều, tích lũy kiến thức khoa học xã hội và nhân văn. Vì thế, việc đọc sách với bộ mơn này để lấy điểm cao trong môn học và thi cử là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được điều này, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên Ngữ văn để thúc đẩy quá trình đọc ở học sinh cũng như tư vấn phương pháp đọc cho các em.
Thư viện kết hợp với giáo viên mơn Ngữ Văn, bám sát chương trình Ngữ văn các khối, chuẩn bị sẵn sàng các tác giả cùng các tác phẩm trong và ngồi chương trình để các em tìm đọc. Ví dụ ở lớp 10, các em sẽ được học các đoạn trích
Truyện Kiều thì thư viện sẽ sắp xếp sẵn tác phẩm Truyện Kiều, tư liệu về Nguyễn
Du, các bài phân tích, bình luận về Truyện Kiều để các em dễ tìm kiếm. Ngữ Văn
11 sẽ tập trung vào các tác giả thuộc dòng văn học hiện thực phê phán 30-45 ở học kì I, nhưng với dung lượng số tiết hạn hẹp, các em chỉ được học một đoạn trích hoặc một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp đồ sộ của các tác giả như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao. Thư viện sẽ cung cấp thêm trọn bộ tác phẩm được học, chuẩn bị những tác phẩm tiêu biểu của tác giả trong chương trình theo ý kiến đề xuất của giáo viên Ngữ Văn để sẵn sàng, kịp thời, phù hợp khi học sinh cần. Giáo viên văn sẽ hướng dẫn học sinh lớp mình đọc tác phẩm trước khi học hoặc mở rộng thêm các tác phẩm khác sau khi học xong bài. Với sự phối hợp nhịp nhàng như vậy, chắc chắn rằng các em học sinh không chỉ hiểu bài sâu rộng mà còn hứng thú say mê hơn với trang sách của mình.
Mặt khác, mơn Ngữ văn là một trong những môn học được kiểm tra đánh giá trong các kì thi quan trọng. Theo cấu trúc bài thi hiện hành, trong đề thi mơn Ngữ văn có đến 5 điểm phụ thuộc khá nhiều vào đọc sách. Đó là câu hỏi Đọc-Hiểu và câu hỏi viết đoạn văn nghị luận xã hội. Câu hỏi Đọc-Hiểu thường lấy một ngữ liệu ngồi chương trình học nhưng lại thường được trích dẫn trong các cuốn sách, trang báo nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. Câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn về
một vấn đề xã hội thì lại cần nhiều bằng chứng trong tin tức, sách danh nhân, thậm chí cần biết thêm các quan điểm,cách lập luận của nhiều tác giả khi nhìn vầ một vấn đề. Vậy, để làm tốt các câu hỏi này, giáo viên môn Ngữ văn sẽ đề xuất với thư viện chuẩn bị đầy đủ những cuốn sách cần thiết, hay được sử dụng để ra đề thi như: Bộ sách “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giống tâm hồn”, Bộ sách: “Viết cho
những điều bé nhỏ”, “Thiện ác và smartphone”. Nếu biết trăm năm là hữu hạn...Sau khi thư viện đã có đầy đủ rồi, giáo viên Ngữ văn sẽ hướng dẫn các em
nên đọc bộ sách nào vào thời điểm nào, cách đọc ra sao...để các em vừa nắm bắt nội dung, làm quen với ngữ liệu, không bỡ ngỡ khi làm bài và đặc biệt nhất là chiếm lĩnh tri thức, mở rộng tâm hồn, học cách ứng xử qua những bộ sách hay.
Trong các giờ học văn, giáo viên cũng tổ chức cho học sinh phát huy khả năng đọc, nói, viết về các cuốn sách mà các em đã đọc. Đó có thể là chia sẻ về nỗi niềm xúc động sau khi đọc cuốn “Khơng gia đình của Hecto Malot”, đó có thể là thuyết minh về một tác phẩm mới của nhà văn tuổi teen Nguyễn Nhật Ánh rất được các em quan tâm. Thâm chí để các em thử sức ra đề thi cho câu hỏi nghị luận xã hội từ một tác phẩm các em đã được giới thiệu đọc. Với những sự kết hợp đơn giản như vậy, sách sẽ phục vụ rất tốt môn học và môn học sẽ thúc đẩy lại quá trình đọc tốt hơn.
Cơ trị thảo luận về các tác phẩm thường được sử dụng để ra đề thi môn Ngữ văn
Học sinh trường Dân tộc nội trú thường được học tập thực tế qua những hoạt động trải nghiệm theo quy định ở mỗi khối lớp. Ở trường PT DTNT THPT số 2, lớp 10 được đi tham quan học tập ở các địa chỉ đỏ trong tỉnh Nghệ An, khối 12 được đi học tập thực tế tại Huế. Đó là những chuyến tham quan học tập vơ cùng bổ ích và ý nghĩa đối với học sinh nhà trường. Việc phát triển văn hóa đọc cũng có thể được thực hiện thơng qua các hoạt động này. Trước mỗi chuyến tham quan, cán bộ thư viện phối hợp với đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các em học sinh đọc sách về các điểm đến, tìm hiểu cụ thể về các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ sẽ tham quan, nhằm hình thành cho các em kiến thức sơ bộ về những điều mình sẽ tiếp cận để khi đến thực tế, các em sẽ có những hiểu biết cụ thể hơn. Sau khi đi tham quan về, giáo viên bộ môn liên quan sẽ yêu cầu các em thực hiện một số dự án học tập báo cáo kết quả của mình sau chuyến trải nghiệm. Để làm tốt dự án này, các nhóm cần kết hợp tư liệu trên thư viện cộng với những trải nghiệm vừa thấy, vừa nghe, vừa cảm nhận qua chuyến đi. Làm được điều này, các em không chỉ được bổ sung nhiều kiến thức kĩ năng mà lượng sách báo tư liệu được đọc cũng tăng lên đáng kể.