PHẦN IV : KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
1.3. Phân tích kết quả
- Kết quả thực nghiệm sư phạm tiến trình DH trực tuyến đã chỉ ra rằng: + Việc DH chương trình Ngữ văn THPT 2018 theo hình thức E-learning đã góp phần đổi mới hình thức DH, phương pháp DH đồng thời giúp tăng cường sự hứng thú trong quá trình học tập của HS. Từ đó giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn; có thêm nhiều cơ sở và động lực trong việc tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, các yêu cầu về điều kiện hạ tầng, kĩ thuật của DH E-learning không quá phức tạp. Vì vậy, việc DH môn Ngữ văn THPT 2018 theo hình thức DH này cần được triển khai sâu, rộng hơn do tính khả thi và hiệu quả mà hai hình thức DH này mang lại, đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới đang đối mặt với dịch bệnh SAR-CoV2.
+ Việc vận dụng hình thức DH E-learning phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan, phụ thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục. + Khi phân tích phổ điểm, tỉ lệ phân loại HS (kém, yếu, trung bình, khá, giỏi) đã cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa của hình thức DH E-learning liên quan đến hiệu quả dạy và học. Theo đó, tiến trình DH các chủ đề theo hình thức DH nói trên nhìn chung đã góp phần làm tăng chất lượng học tập của từng HS, từng lớp học.
- Bên cạnh mục tiêu vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập thuộc bài học thì tiến trình DH E-learning còn tạo điều kiện phát triển một số năng lực quan trọng cho HS. Đó là năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Các năng lực chung - theo CT GDPT 2018).
Những vấn đề, biện pháp, cách thức đã nêu trên chỉ là những bước khởi đầu có tính định hướng, gợi ý; còn thực hiện nó như thế nào, hiệu quả ra sao còn tùy thuộc rất nhiều vào nghệ thuật vận dụng của thầy cô giáo và môi trường, cũng như hoàn cảnh, đối tượng học sinh....
Bản thân người viết chỉ mong sao những ý kiến này sẽ đóng góp được phần nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn Ngữ văn và giúp các HS yêu thích hơn môn học này.