PHẦN IV : KẾT LUẬN
2. ĐỀ XUẤT
2.3. Đối với giáo viên Ngữ văn
Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, công nghệ thông tin, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn khi học trực tuyến.
- Chủ động đổi mới phương pháp DH theo hướng tích cực hóa hoạt động HS, trong đó tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động khám phá tri thức bài học trên không gian internet, hoạt động vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra từ bài học.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh động, lượng thông tin HS thu được nhiều và chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống.
Trong quá trình xây dựng đề tài, do hạn chế về năng lực, tư liệu và vốn sống, ắt hẳn không tránh khỏi những thiếu sót nhưng hi vọng đề tài này sẽ góp phần làm thay đổi không khí lớp học, làm cho HS ngày càng yêu mến và hứng thú học tập trực tuyến môn Ngữ văn hơn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đầy đủ hơn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018, Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2018, Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Ngữ
văn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 NXB Giáo dục.
4. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2011), “E-learning và ứng dụng trong dạy học”.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Hà Nội tháng 9/2003.
6. Carl Rogers. Các phương pháp dạy học hiệu quả. NXB trẻ, 2001. 7. Đại từ điển Tiếng Việt - NXB VHTT, 1998.
8. Jean Piaget. Tâm lý học và giáo dục học. NXB Giáo dục. 9. Luật giáo dục. NXB QG, Hà Nội , 1998.
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC THI TRỰC TUYẾN “ GÓC HỌC TẬP ĐÁNG YÊU”
Hình 3: Góc học tập của học sinh Nguyễn Khánh Ngọc lớp 10B
Hình 4: Giáo viên trao quà động viên, khích lệ HS đạt giải trong cuộc thi
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRẮC NGHIỆM (PHẦN GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ QUA PHẦN MỀM QUIZIZZ) ÔN TẬP VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DU
Câu 1: Năm sinh – năm mất của Nguyễn Du là: A. Sinh năm 1765 – mất năm 1822
B. Sinh năm 1764 – mất năm 1820 C. Sinh năm 1765 – mất năm 1820 D. Sinh năm 1765 – mất năm 1821
Câu 2: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là: A. Gắn chặt tình đời và tình người
C. Tình yêu cuộc sống B. Tình yêu con người D. Đề cao cảm xúc
A. 1781 B. 1783 C. 1785 D. 1789
Câu 4: Thời thơ ấu và niên thiếu Nguyễn Du sống tại đâu? A. Hà Tây
B. Nghệ An C. Hải Dương D. Thăng Long
Câu 5: Con đường làm quan của Nguyễn Du có nhiều thuận lợi ở triều đại nào?
A. Nhà Trần B. Nhà Tây Sơn C. Nhà Lê – Trịnh D. Nhà Nguyễn
Câu 6: Tên nào sau đây là tên chữ của Nguyễn Du: A. Thanh Hiên
B. Tố Như C. Bạch Vân D. Ức Trai
Câu 7: Cha Nguyễn Du đã từng làm tể tướng ở triều đại nào? A. Nhà Trần
B. Nhà Tây Sơn C. Nhà Lê – Trịnh D. Nhà Nguyễn
Câu 8: Cuộc đời gió bụi hơn 10 năm trời của Nguyễn Du bắt đầu từ năm nào? A. 1781
B. 1783 C. 1785 D. 1789
Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du? A. Ức trai thi tập.
B. Nam Trung tạp ngâm. C. Thanh Hiên thi tập. D. Truyện Kiều.
Câu 10: Câu thơ sau thuộc tác phẩm nào dưới đây?
“Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
A. Đoạn trường tân thanh C. Bắc hành tạp lục B. Văn chiêu hồn
D. Thăng long thành giả ca
Câu 11: Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Du được đánh giá như thế nào?
A. Ông hoàng của thơ Nôm B. Nhà thơ nhân đạo
C. Nhà văn chính luận kiệt xuất D. Nhà thơ trữ tình chính trị
Câu 12: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?
A. Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc. B. Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước - Đoàn tụ. C. Gặp gỡ đính ước - Gia biến lưu lạc - Đoàn tụ. D. Đoàn tụ - Gia biến lưu lạc - Gặp gỡ đính ước.
Câu 13: Những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm Nguyễn Du trong các sáng tác bằng chữ Hán là gì?
A. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán cái xấu B. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người. C. Cảm thông với những số phận nhỏ bé, bị chà đạp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14. Nguyễn Du đã dựa vào những yếu tố nào trong Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo nên Truyện Kiều? A. Cốt truyện và nhân vật. C. Nội dung.
B. Thể loại. D. Nguyên tắc xây dựng nhân vật.
A. Thanh Hiên thi tập. C. Nam trung tạp ngâm. B. Văn tế thập loại chúng sinh. D. Bắc hành tạp lục.
Câu 16. Trong những tác phẩm dưới đây của Nguyễn Du, tác phẩm nào được viết bằng thể thơ song thất lục bát?
A. Truyện Kiều. C. Độc Tiểu Thanh kí
B. Văn chiêu hồn. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17. Dòng nào dưới đây không phải là nội dung tiêu biểu trong những sáng tác của Nguyễn Du?
A. Ca ngợi đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện trong lịch sử.
B. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp con người.
C. Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đoạ hắt hủi.
D. Thể hiện niềm say mê với vẻ đẹp của đất nước, non sông.
Câu 18. Xét về nội dung, thơ Nguyễn Du đề cao điều gì? A. Đề cao lí tưởng sống của người quân tử.
B. Đề cao cảm xúc, tình cảm. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 19. Dòng nào dưới đây nhận xét chưa đúng về những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều?
A. Khả năng vận dụng thể thơ lục bát một cách rất điêu luyện. B. Nghệ thuật xây dựng, miêu tả nhân vật tài tình.
C. Sáng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn.
D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm.
Câu 20. Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 21. Lựa chọn những cặp từ nào để điền vào dấu [...] trong câu văn dưới đây cho phù hợp?
"Đặc biệt, cần lưu ý đến cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du vì ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về [...] những người phụ nữ có sắc đẹp và [...] văn chương nghệ thuật."
A. Số phận / tài năng. C. Thân phận / tài năng. B. Cuộc đời / nghệ sĩ. D. Số phận / tác giả
Câu 22. Sự uyên bác của Nguyễn Du được thể hiện ở chỗ: A. Ông nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc.
B. Ở thể thơ nào ông cũng có tác phẩm xuất sắc. C. Ông đặc biệt có tài trong sáng tác thơ Nôm. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 23. Đóng góp của Nguyễn Du đối với ngôn ngữ dân tộc thể hiện ở điểm nào?
A. Góp phần trau dồi vốn ngôn ngữ văn học dân tộc. B. Làm giàu cho tiếng Việt.
C. Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. D. Cả 3 ý trên.
Câu 24. Đến Truyện Kiều, thể thơ lục bát đã chứng tỏ được điều gì? A. Chứng tỏ nó rất thích hợp với các thể loại trữ tình.
B. Chứng tỏ nó có khả năng chuyển tải những nội dung tự sự và trữ tình to lớn.
C. Chứng tỏ nó là thể thơ dân tộc xuất sắc nhất.
D. Chứng tỏ nó là thể thơ dân tộc có sức sống lâu bền nhất.
Câu 25: Câu nào nói không đúng về ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
A. Sinh ra trong một thời đại lịch sử đầy biến động, cùng với những thăng trầm trong cuộc sống cá nhân, Nguyễn Du đã sớm thể hiện chí khí, hoài bão của mình về một sự nghiệp anh hùng và điều đó đã ghi dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của ông.
B. Nguyễn Du từng được may mắn tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê, đất nước khác nhau.
C. Nguyễn Du từng có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, trải nghiệm trong môi trường quí tộc, hiểu biết cuộc sống phong lưu.
D. Nguyễn Du từng trải nghiệm cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ hàng chục năm trước khi làm quan với nhà Nguyễn.
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUIZIZZ TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Hình 1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ôn tập tác giả Nguyễn Du qua phần mềm Quizizz
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỌC THƠ VỚI MOTIF “THÂN EM...”
Hình 1
Hình 3
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THẢO LUẬN NHÓM TRÊN PHẦN MỀM PADLET
PHỤ LỤC 5 PHIẾU HỎI
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG THPT
Họ và tên (không phải ghi nếu thấy không tiện):……….…….……Chức vụ……….… Chuyên môn:……..…..………Đơn vị công tác:………
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin quý Thầy, Cô cho biết đánh giá của mình về:
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích vào mức độ đó)
TT Nội dung hỏi
Số giáo viên được hỏi cho rằng
Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Mức độ thành thạo về việc sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy trực tuyến trong trường phổ thông ?
2
Học sinh có hứng thú với cách dạy trực tuyến bài “Trao duyên”?
3
Việc giao bài tập về nhà (ôn luyện hoặc học mới) và khả năng thực hiện của học sinh ?
4
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đang sử dụng cho việc giảng dạy: Máy tính, điện thoại, bài giảng điện tử?
5
Sử dụng các phương pháp để phát huy tính tự giác, tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong giảng dạy trực tuyến ?
PHỤ LỤC 6 PHIẾU HỎI
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP CỦA MỘT GIỜ TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
Họ và tên:……….……….………Chức vụ……… Chuyên môn:……….Đơn vị công tác:………..…
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về:
Khi giảng dạy nội dung bài mới của hầu hết các bài tập/động tác trong giờ Thể dục ở trường phổ thông, thầy/cô thường:
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích vào mức độ đó)
TT Nội dung hỏi
Số giáo viên được hỏi cho rằng
Tốt Khá Trung
bình Yếu
1
Xây dựng khái niệm, tập các bài tập luyện tập, chữa bài,
củng cố…
2
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu nội dung liên quan đến nội dung
sẽ thực hiện của buổi học sau. Giáo viên hướng dẫn,
củng cố, sửa chữa các sai lầm thường mắc…trong quá
trình học tập, tháo gỡ các khó khăn cho học sinh.
PHỤ LỤC 7 PHIẾU HỎI Ý KIẾN
ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ KHI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN NGỮ VĂN
Họ và tên:……….……….………Chức vụ……… Chuyên môn:……….Đơn vị công tác:………..…
(Ý kiến này chỉ để phục vụ công tác nghiên cứu trong phạm vi đề tài, sẽ được giữ bí mật, không chia sẻ với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và không đánh giá về câu trả lời)
Xin Ông/Bà cho biết đánh giá của mình về:
(Nếu đánh giá mức độ nào thì tích vào mức độ đó)
TT Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1 Tạo được hứng thú học tập cho HS 2 Hình thành ý thức học tập 3
Tạo ra được môi trường học tập lành mạnh, bổ ích khi học trực tuyến
4 Khả năng làm việc nhóm của HS
5 Hệ thống các kiến thức ở phần hình thành kiến thức 6 Giao bài tập về nhà 7
Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập, giải đáp thắc mắc của HS 8 Luyện tập nâng cao kiến thức