2.3 .Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong nước
2.5. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long
2.5.1. Đặc điểm thực vật học
Cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C tới 550C. Nhưng cây không chịu được giá lạnh. Cây thanh long thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh)…có khả năng thích ứng với các độ chua (PH) của đất rất khác nhau. Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm và để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. Nhưng cây thuộc họ xương rồng chịu hạngiỏi nhưng chịu đựng độ mặn kém, dù vậy đã có một số hộ ở Cần Giờ trồng thử thanh long trên đất bị nhiễm mặn (0,8%) đã được lên liếp và cải tạo tầng mặt, mùa khô không tưới.
2.5.1.1. Rễ cây
Rễ cây thanh long có khả năng chịu hạn rất tốt. Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh là loại rễ chính phát sinh từ phần lõm của gốc hom, nhưng rễ lớn đạt đường kính từ 1- 2 cm, có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt từ 0 – 30 cm. Rễ khí sinh mọc dọc theo đoạn thân cây mọc trên mặt đất, có nhiệm vụ giữ cho cây bám chặt và giúp cây leo lên giá đỡ, góp phần vào việc hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. Những rễ khí sinh mọc gần mặt đất thường đi vào trong lòng đất và trở thành rễ địa sinh.
15
Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong tầng đất từ 0 - 30cm. Ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ.
2.5.1.2. Thân, cành
Thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn trong một khoảng thời gian dài. Thân, cành thanh long bò lên trên trụ đỡ. Thân, cành thường có ba cánh dẹp, màu xanh và hiếm khi có bốn cánh. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 – 4cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Mỗi năm cây có từ 3 – 4 đợt cành, đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt thứ hai và cứ thế cành xếp từng lớp trên đầu trụ.
Thanh long (một loại xương rồng) trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ (climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột (columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài chúng sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ CAM
(Crassulacean Acid Metabolism) là một hệ thích hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc.
2.5.1.3. Hoa, quả, hạt
Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35cm, nhiêu lá đài và cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24cm, đường kính 5 - 8mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày
Sau khi trồng 1 – 2 năm, thanh long bắt đầu ra hoa, từ năm thứ 3 trở đi cây ra hoa ổn định. Hoa mọc từ các đoạn cành trưởng thành, là những cành có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày tuổi, hoa tấp trung chủ yếu ở các mắt đến ngọn cành.
Quả thanh long được hình thành sau khi hoa được thụ phấn. Trong 10 ngày đầu quả lớn chậm, sau đó quả lớn rất nhanh. Thời gian từ khi hoa thụ phấn đến thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày, thời gian phát triển của thanh long tương đối ngắn so với nhiều quả nhiệt đới khác như xoài, sầu riêng, chuối, dứa thường mất từ 85 tới 140 ngày. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh do phiến hoa còn lại, đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Lúc quả còn non vỏ quả màu xanh, khi chín vỏ quả chuyển sang màu đỏ tím rồi đỏ đậm.
Thịt quả màu trắng, đỏ tùy vào loại giống, thịt quả xen với hạt màu đen giống như hạt vừng đen, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải. Trọng lượng quả trung bình từ 200 – 700g.
Hạt : Mỗi quả có rất nhiều hột nhỏ, màu đen nằm trong khôi thịt quả màu trắng. Do hột nhỏ và mềm nên không làm phiền người ăn như hột của một số loại quả khác.
2.5.2. Yêu cầu sinh thái của cây thanh long
2.5.2.1. Nhiệt độ
Cây thanh long có nguồn gốc ở vùng xa mạc Mêhico Thanh long là cây nhiệt đới, chịu hạn giỏi và không chiu được giá lạnh, không chịu được úng. Thanh long thích hợp với nhiệt độ từ 14 – 26oC, và giới hạn tối đa là 38 – 40oC. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho cây thanh long.
2.5.2.2. Ánh sáng
Cây thanh long là cây có quang kì, nở hoa trong điều kiện ngày dài, cây thanh long sinh trưởng, phát triển tốt ở nơi có ánh sáng đầy đủ. Cây không đủ ánh sáng ban ngày phát triển kém, thân yếu và cây không cho trái. Chúng thích hợp khi trông ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh. Vì thế, khi thân cây bị che nắng cây sẽ bị yếu và chậm ra quả. Tuy nhiên, nếu cường
17
độ ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long
2.5.2.3. Nước
Cây thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi nhưng chịu hạn tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu úng không cao. Do vậy, để cây thanh long phát triển tốt, cho năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ nước nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả. Nhu cầu về lượng nước mưa cho cây là 800 – 2.000 mm/năm phân bố đều trong năm, nếu lượng nước mưa quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng thối hoa, thối quả.
2.5.2.4. Đất
Thanh long mọc được trên nhiều loại đất như đất xám bạc màu, đất phèn hoặc đất đỏ latosol… ngòai ra cây còn thích ứng với các độ chua (PH) của đất rất khác nhau. Tuy nhiên để trồng thanh long đạt hiệu quả cao nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tố thiều từ 30 – 50 cm, đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù xa phủ trên nền phèn có độ PH từ 5,5 - 6,5. Hàm lượng hữu cơ cao, không bị ô nhiễm và để có nắng suất cao nên tưới vàgiữ ẩm cho cây tốt vào mùa khô