Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 44)

2.3 .Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong nước

2.7. Tình hình nghiên cứu trong nước

* Nghiên cứu về chọn tạo giống

Trong nhiều năm trước đây, giống thanh long ruột trắng là giống được trồng tập trung ở các vùng trồng thanh long của Việt Nam. Hiện nay, ngoài giống thanh long ruột trắng, một số giống thanh long ruột đỏ do Viện Nghiên

cứu Cây ăn quả miền Nam chọn tạo thành công đã bắt đầu được đưa vào trồng ở các vùng trồng thanh long tập trung.

Theo Trần Thị Oanh Yến và ctv (2001), Phạm Ngọc Liễu (2004) từ nguồn vật liệu bao gồm: 2 giống thanh long ruột trắng Chợ gạo và Bình Thuận, 2 giống thanh long ruột đỏ nhập nội từ Đài Loan và 2 giống thanh long ruột vàng nhập nội từ Colombia, các tác giả đã xác định được các giống thanh long ruột đỏ trồng khảo nghiệm có năng suất đạt được gần tương đương với năng suất của các giống thanh long ruột trắng khi được thụ phấn bổ sung. Từ các cặp lai thuận nghịch của hai giống thanh long Bình Thuận và thanh long ruột đỏ, từ 188 con lai thu được, sau 1 năm trồng đánh giá đã có 8 con lai cho ra hoa đậu quả và cả 8 con lai đều có ruột màu đỏ. Trong đó, 2 con lai có khối lượng trung bình quả lớn hơn 300 g. Đến năm 2004, các tác giả đã thu được dòng H14 có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe ở cả 2 điểm khảo nghiệm Tiền Giang và Long An. Dòng lai H14 có cành to khỏe, quả có hình dạng đẹp tương tự như thanh long Bình Thuận, độ Brix đạt 16 - 17%, axit 0,25 - 0,33 g/100 ml dịch quả, thịt quả chắc và nhiễm thán thư nhẹ [10]..

Từ dòng lai có triển vọng H14, các tác giả tiếp tục nhân giống vô tính và tiến hành trồng khảo nghiệm rộng. Trong điều kiện khảo nghiệm rộng, dòng H14 đã cho năng suất cao 62,36kg/trụ/năm sau 3 năm trồng tại Tiền Giang, đã thể hiện tính ổn định khi được nhân giống vô tính và trồng tập trung trên diện rộng. Dòng thanh long H14 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 vào năm 2005

[10].

Ở các tỉnh phía Bắc, các nghiên cứu về chọn tạo giống thanh long mới chỉ được tập trung theo hướng khảo nghiệm, đánh giá tính thích ứng của một số giống thanh long trong điều kiện sinh thái các tỉnh phía Bắc.

22

Theo Nguyễn Thị Thu Hương (2005), trong nghiên cứu trồng khảo nghiệm một số giống thanh long tại gia Lâm - Hà Nội, kết quả thu được cho thấy các giống thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ đều có khả năng sinh trưởng phát triển, ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện sinh thái vùng gia Lâm - Hà Nội. Từ kết quả trồng khảo nghiệm tại gia Lâm - Hà Nội, giống thanh long ruột đỏ TL1 đã được đưa đi trồng khảo nghiệm tại một số vùng của các tỉnh phía Bắc là Lập Thạch - Vĩnh Phúc, Nghĩa Đàn - Nghệ An và các huyện Gia Lâm, Thạch Thất - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2010) cho thấy, giống thanh long ruột đỏ TL1 đều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao ở tất cả các điểm trồng khảo nghiệm

[7].

* Nghiên cứu về phân bón

Khác với một số cây ăn quả khác, cây thanh long ra quả tập trung và sau mỗi vụ quả cây bị lấy đi khối lượng sản phẩm lớn. Mặt khác, cây thanh long không có lá, khí không đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm nên cường độ và sản phẩm quang hợp ở cây rất thấp [4]. Vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo của một số nông dân vùng xuất xứ cây thanh long ruột đỏ, bón lót phân hữu cơ 10 – 20 kg/trụ trong năm. Tỷ lệ phân N : P : K là 3 : 4 : 5 với lượng phân bón như

sau [2].

Bảng 2.10: Lượng phân bón cho một trụ thanh long ruột đỏ trong năm

Tuổi cây

Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba trở đi

Lượng phân trên dùng trong một năm và được chia là 12 lần, bón vào tháng 3 là 1/6 lượng phân trên + toàn bộ lượng phân hữu cơ. Từ tháng 4 – 11 mỗi tháng bón 1/12 lượng phân trên.

Từ tháng 12 sau khi thu hoạch và cắt tỉa, bón 1/6 tổng lượng phân. Vào mùa đông, cần bón tăng phân Kali để tăng cường sức chống hạn và chống rét cho cây.

Có rất nhiều quan điểm về bón phân cho cây thanh long, theo khuyến cáo của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận [9]. như sau:

Thời kỳ 1 – 2 năm đầu:

Bón lót: 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục, 100 g supe lân cho 1 vụ Bón thúc: 100 g Ure +100 N – P – K 16 – 16 – 8 vào các giai đoạn 20 – 30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón một lần. Khi cây ra hoa, có thể cung cấp thêm 50 g Kaliclorua.

Thời kỳ từ năm thứ 3 trở đi: Liều lượng bón 500 g N + 500 g P2O5 + 500g K2O tương ứng 1080 g Ure + 3.200 g Supe lân + 800 g Kaliclorua. Cách bón chia làm 8 lần trong năm. Rải phân đều trên bề mặt đất xung quanh trụ thanh long, xới nhẹ cho phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng. Sau đó tủ rơm hoặc cỏ khô và tưới nước cho phân tan.

Lần 1 bón sau thu hoạch: 100% lân + toàn bộ lượng phân chuồng hoai mục + 200g Ure.

Lần 2 cuối tháng 12: 200 g Ure + 150 g KCl

Lần 3 cuối tháng 2: 80 g Ure + 150 g KCL thúc ra hoa Lần 4 cuối tháng 4: 200 g Ure + 100 g KCL

Từ lần thứ 5 đến lần thứ 8 cứ mỗi tháng 1 lần, liều lượng bón là 100 g Ure + 100g KCL.

Ngoài ra, có thể phun bổ sung thêm các loại phân vi lượng bằng cách phun thêm phân bón lá vào 10 ngày sau khi đậu quả và lúc quả phát triển

24

nhanh. Theo tác giả Nguyễn Văn Kế (1998) [8]., chưa có một thí nghiệm nào về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất đất, theo tuổi cây và theo sản lượng mà cây đã cho thu hoạch. Qua kết quả điều tra thu thập số liệu ở các vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình [8]. :

Bón theo đợt: 3 lần/năm chiếm 70% số hộ phỏng vấn. Bón rải ra nhiều lần trong năm chiếm 30% số hộ còn lại.

Riêng phân chuồng chỉ cần bón một lần sau tỉa cành, vào tháng 11. Đây là loại phân quan trọng nhất đối với các loại đất thiếu chất hữu cơ, đất giữ ẩm kém. Phân vô cơ đem hoà tan vào nước để tưới, riêng đạm Ure có thể tưới hoặc phun lên cả thân cành để thúc cành nhanh leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hoà tan và ngấm xuống đất.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 – 2 năm. Tổng lượng phân bón thúc thường được áp dụng là 300 g Ure + 200 g N – P – K (16 – 16 – 8) cho 1 trụ bón trong năm và được chia đều để bón cho cây làm 3 lần vào giai đoạn 15 – 20 ngày, 4 – 5 tháng và 7 – 8 tháng sau khi trồng.

Như vậy, việc chia phân bón làm nhiều lần đã nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón của cây và tránh được sự ảnh hưởng xấu đến bộ rễ yếu ớt của cây thanh long. Ngoài ra, bổ sung các phân vi lượng bằng cách phun hoặc tưới các chế phẩm như HVP 301, Mymix... Như vậy, cây con sẽ tăng trưởng nhanh ở giai đoạn đầu cây sẽ sớm ra quả.

Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định cần chú trọng bón phân Kali. Đó là một loại phân cần thiết để làm tăng chất lượng quả và chống hạn, chống rét cho cây. Lượng phân trung bình bón cho mỗi trụ như sau:

Phân chuồng 15 kg, supe lân 500 g, Ure 500 g, N – P – K (16 – 16 – 8) 1.500 g, kaliclorua 500 g chia làm 3 lần bón:

Lần 1 sau khi cắt tỉa vào khoảng tháng 10 – 11 gồm toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân + 1/3 lượng phân Ure để thúc các đợt lộc cành đầu tiên xuất hiện sớm và nhanh thành thục; làm cơ sở cho việc ra quả vào vụ tới.

Lần 2 cách lần 1 là 40 – 50 ngày, gồm 1/3 lượng phân Ure + 1/5 lượng phân N – P – K +1/2 lượng phân Kaliclorua để thúc đợt cành thứ 2.

Lần 3 bón vào tháng 3, gồm lượng phân Ure còn lại + 2/5 lượng phân N – P – K + lượng phân kaliclorua còn lại nhằm thúc đợt lộc cuối cùng và tạo điều kiện cho đợt cành thứ nhất phân hoá mầm hoa.

Sau 3 lần bón thúc, bụi cây thanh long có 3 – 4 đợt lộc và sau đó là các đợt nụ, các đợt quả xen kẽ nhau. Thông thường, người làm vườn quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt N – P – K cho hết 2/5 lượng phân còn lại, bằng cách chia nhỏ lượng phân này để bón làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra, còn bổ sung thêm phân vi lượng như Botrac, Kích phát tố Thiên nông...

Theo Vũ Công Hậu (1996) [4]., phân bón chủ yếu cho cây thanh long là phân chuồng với lượng bón là 10 – 20 tấn/ha, ± 400 g – 500 g phân N – P – K cho một trụ khi cây còn nhỏ. Khi cây đã lớn, bón 1.000 – 2.000g phân N – P – K cho một trụ. Trong thời gian cây cho quả thì yếu tố phân đạm và Kali cần thiết nhất sau đó đến phân lân.

Theo Nguyễn Như Hiến (1998) [5]., bón phân ở mức 500g N + 500g P2O5 + 500 g K2O tương ứng 1.080 Ure + 3.200 g Supe lân + 800 g Kaliclorua

đã làm tăng số lượng, khối lượng quả, tăng năng suất và chất lượng quả thanh long. Lượng phân bón này được chia đều cho 2 lần bón, vào tháng 3 và tháng 10. Bón phân đạm đã nâng cao số lượng quả, khối lượng quả, tăng tỷ lệ quả trên 400g, tăng năng suất và phẩm chất quả thanh long.

Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Nguyễn Minh Châu (2001), trong nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón đạm và kali đến phẩm chất

26

trái thanh long, các tác giả đã thu được một số kết quả: bón phân KCL, KNO3, Ca(NO3)2 không ảnh hưởng đến khối lượng trái thanh long; phân bón Ca(NO3)2 có tác dụng làm tăng độ dày trái và phân KCL có tác dụng làm tăng độ Brix của quả so với đối chứng. Trong một nghiên cứu khác về phân bón, các tácgiả thu được kết quả bón phân cho thanh long với liều lượng 250 g N + 250 g K2O + 250 g P2O5 + 14 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 375 g N + 375 g K2O + 375 g P2O5 + 7 kg phân hữu cơ vi sinh/trụ/năm đều làm tăng năng suất so với đối chứng theo cách bón của nông dân.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón kali đến chất lượng quả thanh long, Nguyễn Hữu Hoàng và Nguyễn Minh Châu (2010) [6]., đã thu được một số kết quả: bón KCL cho quả có vỏ dày hơn so với bón các loại phân K2SO4 và KNO3; bón các loại phân K2SO4 và KNO3 cho quả có tỷ lệ phần ăn được cao hơn so với bón phân KCL; bón các loại phân K2SO4 và KNO3 giúp cải thiện hàm lượng đường tổng số của quả thanh long ruột trắng Chợ gạo tốt hơn so với bón phân KCL và liều lượng bón KNO3 và K2SO4 500 g/trụ/năm cho quả có hàm lượng đường tổng số cao hơn so với liều lượng bón cao 750 g/trụ/năm.

Ở các tỉnh phía Bắc, theo Nguyễn Thị Thu Hương (2005) [7]., bón phân kaliclorua cho thanh long ruột đỏ với liều lượng 1,16 kg/trụ đã cho năng suất thu được cao nhất, đạt 15,28 kg/trụ/năm.

Theo Tạ Kim Bính và cs (2010) [1]., trong nghiên cứu về mật độ trồng và ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống thanh long ruột đỏ trồng tại các vùng gò đồi của tỉnh Hà Tây, kết quả cho thấy ở mật độ trồng 1.100 - 1.200 trụ/ha và công thức bón phân 20 kg phân chuồng + 300 g phân ure + 300 g phân supe lân + 300 g phân kaliclorua/trụ/năm cho năng suất thu được đạt cao nhất.

Ở Bình Thuận người dân đang ứng dụng rộng rãi mô hình tưới nhỏ giọt trên cây thanh long. Các mô hình này đã mang lại hiệu quả cao hơn so với khi tưới theo cách truyền thống. Với cách làm này, lượng nước tưới hàng ngày đã giảm hơn 2/3 so với trước, nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh trưởng của cây. Chi phí sản xuất nhờ thế giảm bớt khoảng 800 ngàn đồng và lãi hơn 1 triệu đồng/ha so với phương pháp tưới truyền thống, đảm bảo được quy trình sản xuất thanh long sạch an toàn theo các tiêu chuẩn GAP.

Theo kinh nghiệm một số nhà vườn ở xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo, Tiền Giang) xử lý thanh long ra hoa trái vụ, vào đầu tháng 8 âm lịch, chặt bỏ những cành vừa cho thu hoạch trái, mỗi cành chỉ để lại một đoạn dài 25 – 30 cm, dùng máy bơm nước phun nước rửa sạch thân chính, xới nhẹ đất xung quanh gốc, bón cho mỗi trụ 5 – 10 kg phân chuồng mục, 0,5 kg GAP, 0,4 kg super lân và 0,2 kg urê. Đến đầu tháng chạp thì ngưng tưới nước.

Sau tết Nguyên Đán bón cho mỗi trụ 0,5 kg NPK (16 - 16 - 8), 0,2 kg super lân, 0,2 kg kali và 0,1 kg urê, rồi tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Đến đầu tháng 2 cây bắt đầu ra nụ và đến rằm tháng 3 sẽ cho thu hái trái (Nguyễn Thị Thanh Liêu, 2008).

* Nghiên cứu về bao quả

Thanh Long là loại vỏ thân mềm rất nhậy cảm và dễ bị tổn thương do các lực tác động cơ học hay sự phá hoại của sâu bệnh cũng như thời tiết thất thường. là một loại cây được xem là cây trồng có nhiều tiềm năng, không chỉ cho năng suất, chất lượng mà hiệu quả kinh tế lại rất cao. Nhưng để đảm bảo được ưu điểm đó, việc áp dựng các biện pháp kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn global GAP là vấn đề rất được chú trọng và việc sử dụng túi bao quả để bọc trái được rất nhiều nhà vườn tin dùng, đã mang lại hiệu quả cao

28

Thời điểm bao quả thanh long hiệu quả nhất khi cây thanh long bắt đầu hình thành quả chúng ta tiến hành bọc, trước khi bọc lên tiến hành phun thuốc trừ một số bệnh để đảm bảo mầm bệnh gây hại không còn trong túi khi bọc.

Tác dụng của túi bao quả thanh long : túi bao thanh long phòng ngừa sự phá hoại của sâu bệnh. Phòng ngừa tác hại của gió, sương muối làm cho quả bị trầy xước, biến dạng gây thối rụng. Phòng ngừa vỏ bị chai sần, chấm đốm đen.Túi bao quả giúp nâng cao độ bóng đẹp của quả, cải thiện chất lượng mỹ quan của quả. Kiểm soát được 100% trái thanh long không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng được yêu cầu thực phẩm nông nghiệp sạch. Đạt được tiêu chí về sản phẩm sạch, đẩy mạnh quá trình xuất khẩu, tăng giá trị kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w