CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại hàng may mặc của Công ty cổ phần May Đức Giang trên thị trường nội địa. (Trang 31 - 36)

:

(1) Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành;

( 2) Thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá dầu (xơ, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm...) phục vụ cho dệt may để chủ động về nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may.

(3) Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;

(4) Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu;

(5) Công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường;

(6) Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Giai đoạn 2008 đến 2010, tiến hành thực hiện giải pháp (6) nhằm tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hoá đạt 50% vào năm 2010;

Giai đoạn 2011 đến 2015, bắt đầu thực hiện giải pháp (3) với mục tiêu tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD và tỷ lệ nội địa hoá là 60% vào năm 2015;

Giai đoạn 2016 đến 2020, thực hiện gải pháp (1) và (2) với mục tiêu tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15%, kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD và tỷ lệ nội địa hoá đạt 70% vào năm 2020

Giải pháp (4) và (5) sẽ được thực hiện xuyên suốt thời gian này từ 2010 đến 2015 nhằm đạt được hiệu quả pháp triển thương mại một cách bền vững.

Thông qua các hoạt động của mình, Hiệp hội Dệt May Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào hoạt động của mình, đồng thời định hướng tăng thị phần trên phân khúc thị trường với thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng xúc tiến các hoạt động xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may, Hiệp hội và doanh nghiệp đã chung tay hành động nhằm chuyển hướng sang thị trường nội địa. Đây chính là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp không chỉ trong thời kỳ khủng hoảng, mà cả trong điều kiện kinh tế bình thường.

Tập đoàn dệt may Việt Nam chỉ đạo các DN phát huy thế mạnh của các đơn vị thành viên trong tập đoàn, tăng cường hỗ trợ, liên kết giữa các DN để có biện pháp đàm phán giá với khách hàng đối với những hợp đồng đã ký. Rà soát lại năng lực của doanh nghiệp

cũng như các dự án đã và đang đầu tư, những dự án hiệu quả thấp, thấy chưa thật cần thiết thì đình hoãn, giãn tiến độ nhằm giảm thiểu rủi ro.

Đối với sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa, hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước thời gian qua còn chưa được chú ý. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nhằm xác định khách hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng, dung lượng tiêu thụ của từng khu vực thị trường, phát hiện ra những thị trường tiềm năng mới.

Trước hết, Công ty cần phải thành lập bộ phận chuyên thu thập, xử lý các thông tin về thị trường may mặc, tổ chức lớp học bồi dưỡng để nâng cao năng lực của nhân viên marketing, đào tạo đội ngủ lao động đáp ứng được yêu cầu công việc.

Tiếp đó, việc tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm được tổ chức trong nước là cơ hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin và quảng bá thương hiệu sản phẩm của đơn vị mình.

Có thể nói, công tác tìm kiếm thông tin và tiếp cận thị trường là hoạt động quan trọng, không thể thực hiện nửa vời, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và có phương án đầu tư thích đáng thì mới mong đạt kết quả tốt. Nó giúp cho các doanh nghiệp biết đâu là thị trường của mình và có biện pháp hiệu quả khai thác thị trường đó.

Về công tác dự báo thị trường thì một mặt Công ty phải sử dụng triệt để các kết quả của hoạt đông nghiên cứu thị trường, mặt khác phải áp dụng các công cụ dự báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường, từ đó giúp cho Công ty định hướng được phương thức sản xuất và tiêu thụ một cách chính xác hơn.

Trong tất cả mọi biện pháp để dành sự chấp nhận của khách hàng, đối với sản phẩm may mặc nghiên cứu phát triển mẫu một mang ý nghĩa tích cực nhất . Cụ thể cần thực hiện những biện pháp sau:

Ngoài việc lập bộ phận chuyên thiết kế mẫu, tạo mốt ở trên công ty có thể liên kết , hợp tác với các trung tâm thiết kế mẫu và thời trang trong nước.

Tổ chức nguồn tư liệu thông tin cũng như khảo sát thực tế phục vụ cho nghiên cứu , sáng tác mẫu mốt một cách có hệ thống, kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác với thế giới thời trang mang lại hiệu quả trong sáng tác.

Mốt mang tính thời điểm và chu kỳ ngày càng rút ngắn, trong tương lai vòng quay của mốt sẽ nhanh hơn, phức tạp hơn nên công ty chỉ thường xuyên thay đổi mẫu mốt, tìm kiếm sáng tạo nhiều kiểu mốt để luôn chỉ sản xuất ra những sản phẩn hợp mốt, đang là mốt. Kinh nghiệm cho thấy không ngừng đổi mới mẫu mốt, kể cả khi đã đạt đến trình độ đỉnh cao của uy tín thì mới thành công và khỏi tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Mẫu mốt chưa phải là tất cả, nó chỉ góp phần làm lên thành công khi cùng với nó là một phương án đồng bộ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy cần hoàn thiện năng lực sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất linh hoạt để có khả năng phản ứng linh hoạt với những thay đổi về mẫu mốt trên thị trường.

Uy tín là một tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng to lớn đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào. Uy tín vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Do vậy để xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trường Công ty cần phải làm một số việc sau đây:

Đầu tư có chiều sâu vào các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Áp dụng các công nghệ sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức và các cá nhân nước ngoài có bằng phát minh sáng chế hoặc có uy tín trên thị trường thế giới để tận dụng công nghệ, vốn và uy tín của họ.

Thường xuyên quan tâm tới các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và cả những khách hàng ở thị trường mới thâm nhập qua các hình thức: tổ chức các buổi toạ đàm, thi tìm hiểu về Công ty.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ…đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có những khuyên khích, đãi ngộ thoả đáng cho công nhân viên để họ yên tâm dốc tâm, dóc sức cho công việc, khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của mỗi người.

Nếu đào tạo được đội ngũ công nhân viên sáng tạo, năng động, nhiệt tình với công việc thì đó chính là tiền đề để công ty phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp công ty đứng vững trên thị trường, nắm bắt được thông tin và tận dụng mọi cơ hội kinh doanh

Nhà nước có thể giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu của ngành hàng may mặc mà điều kiện kỹ thuật trong nước chưa sản xuất được.

Nhà nước cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc với các hoạt động nhập khẩu trái phép, buôn lậu, làm hàng giả, nhãn mác giả nhằm tạo sự yên tâm cho các Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhà nước cần xây dựng chính sách thương mại: có biện pháp ổn định giá cả của hàng hoá, giá cả có thể thay đổi nhưng trong giới hạn mức giá cho phép (giá trần, giá sàn), giá cả không được cao quá và cũng không được xuống quá thấp vì đó sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho các công ty và người tiêu dùng. Một khía cạnh khác của vai trò ổn định giá cả của Nhà nước là tạo một môi trường cạnh tranh công bằng, không cho phép các doanh nghiệp lớn chèn ép các doanh nghiệp nhỏ, qua đó khuyến khích sự phát triển đồng bộ của hệ thống doanh nghiệp trong cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại hàng may mặc của Công ty cổ phần May Đức Giang trên thị trường nội địa. (Trang 31 - 36)