CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại hàng may mặc của Công ty cổ phần May Đức Giang trên thị trường nội địa. (Trang 27 - 31)

Xét về quy mô phát triển thương mại mặt hàng may mặc trên thị trường nội địa, bảng diễn biến sản lượng tiêu thụ qua các năm 2006-2009 ( Bảng 2.6) và biểu đồ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ hàng may mặc của công ty trong nước cho thấy quy mô tiêu thụ của sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa.

Nhìn chung, quy mô sản lượng tiêu thụ hàng may mặc trên thị trường nội địa trong mấy năm gần đây có xu hướng ngày càng mở rộng. Sản lượng tiêu thụ của Công ty năm 2006 là 4,8732 chiếc, năm 2007 tăng 189.08% (143.766 chiếc) và liên tục tăng đến năm 2009 là 518,750 chiếc tăng 58.71% so với năm 2008. Đó là kết quả rất khả quan, nghành dệt may nội địa ngày càng được nhìn nhận và chú trọng hơn.

cụ thể là năm 2006 doanh thu nội địa là 9.274 tỷ, năm 2007 tăng 3.35% (9.585 tỷ) so với năm 2006, và tăng mạnh năm 2008 là 156.68% (24.602 tỷ) so với năm 2007, đến năm 2009 doanh thu nội địa đạt 38.568 tỷ, tăng 56.84% so với năm 2008. Qua đó có thể cho thấy tuy mức tăng không đều nhau giữa các năm nhưng xu thế chung tốc độ tăng là khá cao. Mức doanh thu tăng tương đối cao so với ngành may, điều nay tạo điều kiện cho công ty tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, vốn không bị ứ đọng nhiều.

.Đây cũng là một chỉ tiêu cho thấy sự phát triển vững chắc của Công ty. Năm 2006 đạt 9.132 tỷ, năm 2007 đạt 12.095 tỷ, năm 2008 đạt 12.920 tỷ và năm 2009 đạt 13 tỷ. Điều này chứng tỏ công ty đã đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động, tạo cho công ty có thêm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho người lao động tăng khoản thu cho ngân sách.

Kết quả tăng lên trong tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc trên thị trường nội địa, phần nào đã phản ánh bước đầu thành công của phát triển thị trường trong việc thu hút và giữ vững khách hàng. Theo các bảng thống kê cho thấy quy mô thị trường hàng may mặc của Công ty trên thị trường nội địa dần mở rộng về cả số lượng và chất lượng. Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng dẫn đến năng suất bình quân gia tăng có hiệu quả, khách hàng ngày càng tin tưởng và tìm đến Công ty. Đó là những thành tựu bước đầu của Công ty trong việc phát triển thị trường trong nước.

Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại. Xây dựng hệ thống chính trị ổn định, và môi trường pháp luật hoàn chỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài và huy động nguồn vốn trong nước đầu tư sản xuất phục vụ cho ngành dệt may phát triển.

Ngoài ra việc mở củă thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO tạon nên sức ép lớn với doanh nghiệp ngay tại thị trường trong nước. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng nên tập trung mọi khả năng và cơ hội giúp các doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước, đàm phán mở rộng thị trường dệt may trên thị trường quốc tế; Đẩy mạnh cải cách các thủ

tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế.

Đối với Công ty nói riêng và doanh nghiệp Dệt may trong nước nói chung cần tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị, quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.. Bộ phận phát triển thị trường cần phải quan tâm tới công tác quản lý thị trường trong nước để sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng tiếp nhận và sử dụng.

Thị trường dệt may nội địa những năm gần đây bắt đầu được quan tâm và chú trọng phát triển, trong qúa trình đó Công ty đã nỗ lực gặt hái một số thành tựu kể trên, nhưng bên cạnh đó, do còn nhỏ và yếu nên trong quá trình phát triển thị trường, Công ty không tránh khỏi nhiều tồn tại, bất cập trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ nhất, quy mô thị trường sản phẩm hàng may mặc trong nước của công ty còn rất nhỏ bé, tốc độ phát triển chưa thực sự ổn định. Bảng thống kê về sản lưọng tiêu thụ cho thấy quy mô tiêu thụ hàng may mặc trong nước của Công ty có xu hướng tăng trong 3 năm trở lại đây, tuy nhiên con số này còn quá nhỏ bé so với sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty. Năm 2006 sản phẩm xuất khẩu của công ty chiếm 99.53%, trong sản phẩm tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 0.47%; năm 2007 xuất khẩu là 97.88%, nội địa là 2.12%; năm 2008 xuất khẩu là 96.89%, nội địa là 3.11%; năm 2009 xuất khẩu là 94.56%, nội địa là 5.44%.

Do mới tập trung vào đẩy mạnh trong một vài năm trở lại đây nên nhìn chung, sản phẩm hàng may mặc của Công ty chưa có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường nội địa, thị phần của Công ty so với toàn ngành mới chỉ chiếm 12% , trong đó chủ yếu là sản phẩm may mặc xuất khẩu,vì vậy mà con số thống kê về sản phẩm may mặc trong nước

thực sự chưa đóng góp đáng kể vào lợi nhuận chung của công ty, cũng như của toàn ngành nói chung.

Thứ hai, cơ cấu chủng loại sản phẩm hàng may mặc tiêu thụ của Công ty còn thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư. Nhìn vào bảng 2.5 về cơ cấu sản phẩm may mặc tiêu thụ theo mặt hàng, ta nhận thấy chủng loại hàng may mặc của công ty còn chưa đa dạng, chủ yếu là áo Jacket, áo sơ mi, và quần. Đó là các sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường trong nhiều năm. Trong đó sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu là quần và áo sơ mi. Sản phẩm may mặc nội địa chưa đáp ứng địa nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng. Đó là một hạn chế cần khắc phục đối với Công ty để tạo điều kiện mở rộng khu vực tiêu thụ trong nước, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Thứ ba, lợi nhuận thu được còn rất nhỏ bé so với tiềm năng, sức đóng góp vào phát triển chung còn yếu. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm may mặc trong nước của Công ty kết quả tại bảng2.4 phản ánh doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm may mặc trong nước qua các năm cho thấy mặc dù doanh thu có sự tăng lên nhưng con số đó đóng góp còn quá nhỏ chỉ chiếm 5.4% doanh thu của toàn Công ty. Kết quả đó cũng nói lên sự hạot động trong lĩnh vực này của công ty chưa đạt hiệu quả. Tốc độ phát triển còn chậm cộng với doanh thu chưa cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi sự nổ lực của từng phòng ban trong công ty cũng như sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước đối với mảng hoạt động này.

Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, một thị trường mà cả nước đã bão hoà, hơn nữa với sự xâm nhập của hàng may mặc nước ngoài (Trung quốc) có chủng loại, mẫu mã phong phú hợp với túi tiền của khách hàng nên gây bao khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Công ty chưa có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm trong nước, do đó công ty thường bị động trước sự thay đổi của nhu cầu của khách hàng, của các công ty khác. Sản phẩm của công ty không theo kịp được thay đổi của thị trường nên gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm.

Với đặc điểm sản xuất theo hợp đồng đạt hàng nên khi nào có hợp đồng thì doanh nghiệp mới tiến hành sản xuất. Nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, các hoạt động hỗ chợ công tác tiêu thụ chưa được công ty chú ý lắm.

Hiện tại, Công ty còn tồn tại một số máy móc, thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Đó là những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong phát triển thị trường nhằm phát triển thương mại hàng may mặc trên thị trường nội địa. Để tháo gỡ nhữg khó khăn trên cần phải có sự phối hợp đồng điệu, thống nhất của tất cả các phòng ban của Công ty, bên cạnh đó quan tâm sát sao và tạo điều kiện cho công tác phát triển thị trường để phát triển thương mại ngành may mặc của của các cấp quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại hàng may mặc của Công ty cổ phần May Đức Giang trên thị trường nội địa. (Trang 27 - 31)