Tiến trình hoạt động:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học STEM thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và một số loài động vật gây hại cây trồng trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật (sinh học 11) (Trang 29 - 31)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1.1. Đặt vấn đề HĐ1.1. Đặt vấn đề

- GV cho HS xem đoạn phim về việc sự dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt gây ô nhiễm môi trường:

https://www.youtube.com/watch?v=gJrgl3UgcwE

- GV cho HS xem đoạn phim sự tàn phá của chuột trên cánh đồng:

https://www.youtube.com/watch?v=48Ejt6LiQb0

- GV nêu tình huống có vấn đề về việc tận dụng các vật dụng thải để chế tạo ra các sản phẩm bắt các loài côn trùng và động vật gây hại cây trồng mà không gây ô nhiễm môi trường được không?

- GV thống nhất tên ý tưởng là mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng

- Xem phim.

- Thảo luận tình huống và đưa ra các phương án.

HĐ1.2. Tìm hiểu kiến thức nền

– GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm.

- GV hướng dẫn cho HS xem các tranh ảnh và video về sinh trưởng và phát triển ở côn trùng và chuột.

- HS quan sát tranh, video, thảo luận thực hiện các nhiệm theo nhóm theo sự phân công của GV.

- GV giao nhiệm vụ 1,2,3,4 cho HS và yêu cầu hoàn thành đúng thời gian quy định.

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các phương pháp tiêu diệt côn trùng và động vật gây hại cây trồng.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu ưu điểm của bẫy bắt côn trùng và chuột.

HĐ1.3. Hình thành ý tưởng thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng

- GV yêu cầu HS 4 nhóm thảo luận xây dựng ý tưởng thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng, phát huy ưu điểm và khắc

- HS thảo luận theo nhóm hình thành ý tưởng thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng

phục nhược điểm của các loại bẫy đã có. và động vật gây hại cây trồng của nhóm mình.

- HS Xây dựng ý tưởng về “Thiết kế mô hình mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng” (nguyên liệu, cấu trúc, giải quyết vấn đề gì, các bước thiết kế, ưu và nhược điểm của mô hình…)

HĐ1.4. Hướng dẫn về nhà

- GV yêu cầu HS về nhà:

+ Lập bản vẽ thiết kế mô hình hệ thống nuôi giun quế theo ý tưởng.

+ Lập các phiếu đánh giá sản phẩm, đánh giá HĐHS.

+ Lập KH thực hiện thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng.

- HS HĐ theo nhóm và hoàn thành bài tập trong thời gian 1 tuần.

E. Kết quả hoạt động:

Bản ý tưởng thiết kế sản phẩm mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng.

Hoạt động 2.

THIẾT KẾ BẢN VẼ MÔ HÌNH BẪY BẮT CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG, LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GÂY HẠI CÂY TRỒNG, LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

(1 tuần - hoạt động ngoài giờ lên lớp)

A. Mục đích:

- HS thiết kế bản vẽ mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng. - HS lập kế hoạch thực hiện quá trình thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học STEM thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và một số loài động vật gây hại cây trồng trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật (sinh học 11) (Trang 29 - 31)