PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học STEM thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và một số loài động vật gây hại cây trồng trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật (sinh học 11) (Trang 38 - 39)

- HS xây dựng các phiếu đánh giá sản phẩm, đánh giá HĐ nhóm, HĐHS.

3. Đối với HS:

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

HĐHTN và giáo dục STEM là một trong những định hướng phương pháp giáo dục có hiệu quả trong day học các môn học thuộc nội dung giáo dục khoa học tự nhiên nhằm hình thành và phát triển năng lực của HS. Trong mối tương quan giữa HĐHTN và giáo dục STEM, bài báo đã đưa ra khái niệm HĐHTN STEM, làm cơ sở cho việc thiết kế kế hoạch tổ chức HĐHTN STEM trong dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” (Sinh học 11). Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy vai trò của HĐHTN STEM trong dạy học chủ đề đối với sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS. Hiệu quả của HĐHTN STEM đối với sự phát triển các năng lực chung và năng lực sinh học sẽ được đề cập đến trong các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của bài báo nhằm định hướng cho GV phổ thông quan tâm và sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Kiến nghị:

Qua thời thực tiễn, tôi có một số kiến nghị như sau:

- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (như phòng trải nghiệm, trang bị thiết bị để HS thực hành…) một cách đầy đủ.

- Đối với GV: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập STEM, trải nghiệm STEM cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực sáng tạo cho HS, hướng nghiệp cho HS. Đồng thời, cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh hoc sinh, các mạnh thơpngf quân, các doanh nghiệp và các ban ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của HS.

- Đề xuất áp dụng phương pháp bẫy bắt côn trùng và động vật gây hại cây trồng vào thực tiễn tại các địa phương có trồng trọt.

- Tiếp tục vận dụng quy trình thiết kế HĐ STEM thiết kế các chủ đề dạy học STEM ở các phần khác, các chương khác trong chương trình Sinh học THPT nhằm phát triển NL cho HS, từ đó triển khai thực nghiệm các dạng HĐ STEM đã được xây dựng vào dạy học Sinh học THPT.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học STEM: “Thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và một số loài động vật gây hại cây trồng” trong chủ đề - Sinh trưởng và phát triển ở động vật (Sinh học 11). Chắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học STEM thiết kế mô hình bẫy bắt côn trùng và một số loài động vật gây hại cây trồng trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật (sinh học 11) (Trang 38 - 39)