2 .Cơ sở thực tiễn
3. Một số giải pháp
3.3. Chấm bài, nhận xét bài làm HS
Từ trước tới nay, chấm bài là công việc mà giáo viên nào cũng “ ngại” vì đây là công việc phải tập trung nhiều về sức lực và trí tuệ. Có thể gây cho giáo viên những hứng thú, động lực sáng tạo nhưng cũng có khi gây ức chế tinh thần vô cùng khi chứng kiến những “ đứa con tinh thần” của học sinh mà trong có có một phần là sản phẩm của chính bản thân mình qua một quá trình giảng dạy. Trong quá trình chấm bài, ngoài việc đọc bài, cho điểm số thì đó còn là hoạt động nhận xét đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. Vì vậy việc chấm bài, nhận xét bài làm cho học sinh sẽ nêu ra được phương hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài sau, phải kích thích được sự thích thú, say mê hơn nữa, cố gắng hơn nữa ở học sinh, tạo ra một sức bật tốt cho bài làm tiếp theo.
Điều này sẽ giúp cho học sinh nói chung rèn được một số kĩ năng quan trọng như:Kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết; Kỹ năng lập dàn ý;Kỹ năng viết đúng theo dàn ý; Kỹ năng lập luận; Kỹ năng hành văn;Kỹ năng hoàn thiện bài viết.
Qua đó, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo tự hoàn thiện mình và phát huy tốt năng lực của mình để có kết quả cao hơn trong học tập.
Đối với việc chấm bài NLXH cho đối tượng HS chậm tiến thì hoạt động chấm bài và nhận xét càng phải được chú ý và quan tâm hơn.Vì qua bài làm của các em giáo viên sẽ nhìn nhận được vấn đề, và những lỗi cơ bản để ghi nhận điểm mạnh cho các em và giúp các em khắc phục, hạn chế lỗi ở những bài sau.
Muốn đạt được những điều đó.Trước hết tôi luôn tôn trọng bài làm của học sinh vì đây là “đứa con tinh thần” của các em và cũng là một phần sản phẩm của mình qua quá trình giảng dạy, vì thế khi chấm bài tôi không gạch, xoá tùy tiện; không ghi những lời nhận xét cẩu thả, thiếu sự cân nhắc, không phê vội những lời lẽ phủ phàng như: bài làm quá yếu kém, quá lười học... cũng không nên vì né tránh mà không có một lời phê nào.
- Chấm bài cũng như công cuộc “đãi cát tìm vàng” khi phát hiện ra những sáng tạo thú vị, những cách cảm mới lạ đầy tính nhân văn thì dù bé tôi cũng có những lời động viên, khích lệ, cổ vũ các em giúp em cố gắng hơn và phát huy năng lực của mình. Lời khen của giáo viên có giá trị và ý nghĩa rất to lớn, góp phần tạo niềm hứng thú, say mê nhiều khi còn định hướng cho hướng đi của các em sau này.
- Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng. Việc chấm bài không nên tiến hành theo lối “tranh thủ”, chấm xen kẻ, chấm vội... Vì nếu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chấm sơ sài, cẩu thả, thường thiếu chính xác. Chấm bài phải được tiến hành trong sự sắp xếp cẩn thận, chu đáo, chi tiết về nội dung và biểu điểm. Không nên vì ác cảm hoặc thiện cảm của cá nhân mà có bài điểm bị hạ quá thấp hoặc nâng
lên quá cao, gây sự hiểu lầm cho học sinh về giáo viên, khiến các em chán học văn, làm văn.
Từng thể loại mà có những yêu cầu riêng. Đối với dạng bài là văn NLXH phải chú ý đến hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Cách vận dụng linh hoạt, hợp lý các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận. Ngoài ra đây là dạng văn trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình nên nếu học sinh có cách cảm, cách nghĩ khác, sáng tạo mà hợp lý thì tôi luôn động viên, khuyến khích chứ không bắt ép học sinh cứ phải suy nghĩ giống cô, cảm giống như cô gây ra sự ức chế và hạn chế sự sáng tạo trong cách nghĩ của học sinh vì mỗi lứa tuổi suy nghĩ khác nhau, mỗi một thời đại cũng đánh giá khác nhau, quan điểm mỗi người không giống nhau như “nhân bản vô tính” được.
Chô viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên cần ghi vài lời nhận xét rõ ràng, ngắn gọn bên lề giấy không nên gạch loè loẹt.
Bài nào có chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện cho việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài.
Ghi nhận xét: cụ thể, tránh chung chung, hời hợt, nhận xét cả điểm yếu lẫn điểm mạnh. Ngôn từ cần chuẩn mực, tránh lời phê ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý học sinh. Không nên ghi nhận xét xong là cho điểm ngay vì rất khó điều chỉnh khi cần thiết. Giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu của đề bài đặt ra.Dựa vào việc phân tích đề, giáo viên đánh giá kết quả làm bài của từng em: ưu, khuyết điểm lớn.Trong lời nhận xét có khen, khích lệ những bài viết tốt hơn, những cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt của các em chậm tiến. Với những bài học sinh còn mắc lỗi, giáo viên nên ghi rõ, cụ thể lỗi về nội dung, về hình thức mang tính góp ý để không gây cho học sinh tâm lí chán nản, không nhiệt tình trong học tập.
Ví dụ với đề bài sau:
Có người nói:“ rong v trụ có lắm kỳ qu n, nhưng ỳ qu n đẹp nhất là trái tim củ người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên?
Trước hết tôi lập biểu điểm cụ thể, tỉ mỉ:
ĐÁP ÁN điểm
* Yêu cầu chung:
1. Yêu c u về ĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu c u về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây:
I, Mở bài:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Bàn về vẻ đẹp của tình mẫu tử, Bersot nói: “ rong v trụ có lắm kỳ qu n, nhưng ỳ qu n đẹp nhất là trái tim củ người mẹ”
- Câu nói của Bersot đã ca ngợi và kh ng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của người mẹ dành cho con trong cuộc đời.
0.5
II, Thân bài:
* Giải thích nội dung câu nói của Bersot:
- Hiểu nghĩa của kỳ quan (có thể là một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật) đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy. ( 0,5đ)
- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ. (1,5đ)
Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất. (1đ)
3
* Phân tích, chứng minh để thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo và thiêng liêng của tình mẹ: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được (học sinh có thể liên hệ với thực tế để nói về đức hi sinh của mẹ suốt đời cho con).
- Mang nặng đẻ đau…
- Chăm nuôi con khôn lớn…
- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con … - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời..
Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…
3.0
* Bình luận:
- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ.Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ . (1,0đ)
- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán. (1,0đ)
- Câu nói của Bersot là lời kh ng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình… (1,0đ)
3,0
III, Kết bài
- Đây là một câu nói hay, sâu sắc và ý nghĩa…về đạo lý ở đời của tất cả những ai là con trên thế gian này với người mẹ của mình. - Chúng ta cần phải có những suy nghĩ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực của mình để đáp lại tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho con.
0.5
miễn sao chính xác, hợp lí. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. Chỉ cho điểm tối đ hi họcsinh đạt được cả yêu c u về ĩ năng và iến thức.
* Cho điểm:
HS nắm vững các yêu cầu ở trên, hiểu vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo.
9 -> 10đ. HS nắm được các yêu cầu đề, hiểu và có định hướng giải quyết
đúng hướng, có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm.
7->8đ
HS đã nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa thật mạch lạc. Văn viết khá.
5 -> 6đ HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được.
3 -> 4đ Bài lạc đề về nội dung và phương pháp, trình bày quá vụng về. 1->2 Sau đó tôi tiến hành chấm bài. Ghi nhận xét rõ ràng, ngắn gọn các điểm đã làm được và chưa làm được. Những bài nào cần lưu ý riêng thì ghi ra sổ chấm văn của mình để tiện lấy dẫn chứng khi trả bài.
Phần trả bài trên lớp, tôi cho học sinh nhớ lại đề, viết lên bảng và xác định: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những yêu câu khác... Sau đó tôi phân tích đề hình thành lên dàn bài mẫu cho học sinh tham khảo vì văn thường có nhiều cách diễn đạt khác nhau, mỗi người một kiểu miễn sao làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày. Phần trọng tâm nhất là phân tích và chữa lỗi. Tôi tập trung vào những sai phạm điển hình để học sinh phát hiện và sửa chữa lỗi. Tôi chọn một vài đoạn học sinh làm tốt để đọc và nhận xét để học sinh thấy được ưu điểm và học tập cho bài viết sau này. Tôi tiến hành công bố điểm và trả bài để học sinh tự xem bài mình rồi cho các em tự đổi bài cho nhau giúp nhau tìm ra chỗ sai và sửa chữa.