2 .Cơ sở thực tiễn
4. Một số kết quả đạt được
4.1 Đánh giá chung
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương pháp này giúp các em ngày một chuyển biến tích cực hơn trong nhận thức và tác phong.
Qua việc thực hiện đề tài, giáo viên đã giúp cho các em dần tránh xa được những thói quen xấu, đẩy lùi những tồn tại của bản thân, hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động học ở trên lớp, tích lũy được kinh nghiệm học tập cho bản thân, nâng cao ý thức tự giác và tư duy trong học tập.
- Chất lượng bài viết có tiến bộ rõ rệt.
4.2 Kết quả cụ thể
4.2.1 Kết quả kiểm tra mức độ làm các đề nghị luận xã hội của HS sau thực nghiệm
Sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi có đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng chất lượng làm bài phần nghị luận xã hội trong đề thi cuối học kì 2 của lớp 12B5 và lớp 12B6
Tiêu chí bài kiểm tra: Tiêu chí bài kiểm tra thể hiện được sự phù hợp và đúng đắn, bởi dựa trên mục tiêu yêu cầu bài học của chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chứ không phải do người viết sáng kiến tự đặt ra.
Hình thức bài kiểm là tự luận, Đề kiểm tra Tự luận (Viết đoạn văn). Cách đánh giá bài kiểm tra: Viết đúng yêu cầu đề bài, nêu được cảm nhận một cách rõ ràng, diên đạt trôi chảy, không mắc lỗi đạt. Bài kiểm tra chấm điểm theo thang điểm 10 và kết quả như sau:
Kết quả Số HS Kết quả thực nghiệm Điểm giỏi (9 - 10đ) Điểm khá (7 - 8đ) Điểm TB (5 - 6đ) Điểm yếu (<5) Lớp thực nghiệm 12B5 Số lượng 09 5 3 1 0 % 100 55,5% 33.3% 11,2% 0% Lớp đối chứng 12B6 Số lượng 07 2 3 1 1 % 100 28,5% 42,8% 14,35% 14,35%
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, chất lượng làm đề nghị luận xã hội của các em học sinh có hạnh kiểm chưa tốt ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng chênh lệch nhau khá lớn. Tỉ lệ bài làm tốt của lớp thực nghiệm cao hơn h n và đặc biệt trong lớp thực nghiệm không có em nào bị điểm dưới 5. Đây là một trong những minh chứng ít nhiều nói lên tính hiệu quả của giải pháp.
Ngoài ra, qua bảng tổng hợp diễn tiến hạnh kiểm của hai lớp thực nghiệm kiểm chứng của giải pháp, chúng tôi nhận thấy rằng xếp loại hạnh kiểm của các em cũng có những bước chuyển rất rõ rệt, đặc biệt là lớp 12B5. Ở lớp này, nếu như đầu năm học có tới 09 học sinh có hạnh kiểm từ mức trung bình trở xuống (trung
05, yếu giảm xuống còn 03) và đặc biệt là cuối năm học thì không có học sinh hạnh kiểm yếu, học sinh hạnh kiểm trung bình chỉ còn 03. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy những tác động khá lớn của giải pháp trong việc thúc đẩy quá trình chuyển biến ý thức của các em học sinh.
Lớp Thời gian Số lượng Hạnh kiểm
Tốt khá Trung bình Yếu 12B1 Đầu học kì 1 35 20 11 4 0 Cuối học kì 1 35 24 10 1 0 Đầu học kì 2 35 24 10 1 0 Cuối năm 35 24 11 0 0 12B5 Đầu học kì 1 35 18 8 2 7 Cuối học kì 1 35 19 8 5 3 Đầu học kì 2 35 19 9 5 2 Cuối năm 35 31 1 3 0
4.2.2 Kết quả về mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm
Để kh ng định giờ học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho HS, chúng tôi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi. (Phụ lục 4)
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi khảo sát các mức độ: rất thích; thích học; không thích học. Kết quả như sau:
Nhìn vào kết quả, bảng khảo sát cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi học tác phẩm chiếm 87 %. Điều đó cho thấy việc áp dụng đề tài “Giải pháp dùng đề nghị luận xã hội để nâng cao nhận thức của một số học sinh chậm tiến cho học sinh trường P Đô Lương II” đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi. Đối tượng khảo sát Số phiếu Rất thích Thích học Không thích học Không rõ quan điểm Quan điểm khác HS 12B5, 12B1 10 7 70% 2 20% 0 0% 1 10% 0
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Thành công của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó. Vì thế, xác định một thái độ học tập đúng đắn, tích cực sẽ có tác động quan trọng đến kết quả học tập của mỗi cá nhân học sinh.
Thiết nghĩ, là một giáo viên thì chắc h n ai cũng muốn học sinh của mình ngoan và học giỏi, chính vì thế mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi hơn nữa, tìm ra nhiều biện pháp để giáo dục học sinh của mình học tập tốt hơn.
Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến các em thì cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, phải đầu tư,sáng tạo hợp lý thì chắc chắn thu được kết quả tốt.Hãy để cho các em có điều kiện bộc lộ những ham muốn, ước mơ và khả năng của mình trong hoạt động tập thể.
Sau khi đưa ra một số kinh nghiệm như vậy, tôi đã thu được một số thành công đáng kể để rút ra bài học kinh nghiệm:
- Phải tạo môi trường học tập tốt cho học sinh
- Luôn giáo dục tính tích cực, hình thành trong học sinh mục đích học tập, động cơ trong học tập thông qua những đề bài nghị luận xã hội.
- Luôn đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng tích cực công nghệ thông tin trong tiết dạy
Với những biện pháp tôi đưa ra kết quả đạt được rất khả quan. Tôi thấy ý thức học của các em ngày càng tiến bộ và chăm học hơn. .Thành công tôi đạt được phần lớn là do sự nỗ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của Ban giám hiệu nhà trường, sự chia sẻ đóng góp của các đồng nghiệp. Và mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và đó cũng chỉ là thực tế ở các lớp tôi dạy.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nên ít nhiều mới giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của việc ý thức học tập học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục cả về Đức - Tài cho học sinh.
2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên: phải thực sự quan tâm yêu thương gần gũi với các em và tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng trong tiết học để giúp các em yêu thích môn học hơn. Đồng thời, giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trau dồi
- Đối với tổ chuyên môn: có kế hoạch, chương trình dạy hợp lí, đặc biệt đối với học sinh chậm tiến.
- Đối với nhà trường: tạo ra nhiều sân chơi học tập để gây hứng thú trong học tập của học sinh. Tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đối với học sinh: tham gia học đầy đủ các buổi do nhà trường tổ chức, luôn năng động, sáng tạo, tìm tòi để tích lũy cho mình vốn kiến thức.
Vì vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, kính mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường và của cấp trên để tôi có thể trau dồi thêm về công tác giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU KIỂM TRA MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM
Các em HS thân mến!
Các em vừa trải qua một giờ học như thế nào? Các em cảm nhận được những gì? Các em hãy nói lên ý kiến của các em bằng cách hoàn thiện đề kiểm tra và điền thông tin vào các câu hỏi dưới đây nhé! Cô rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
Cảm ơn các em!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (nếu có thể):………Giới tính:……… Lớp:………
Trường:……… NỘI DUNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ THỰC NGHIỆM (Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).
Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về giá trị củ lòng d ng cảm đối v i mỗi con người.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
*Giải thích: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
* Bàn luận (phân tích, chứng minh):
- Lòng dũng cảm giúp con người có thể làm được những điều phi thường trong cuộc sống, phát huy những khả năng tiềm tàng trong con người mà trong điều kiện bình thường không có được.
- Lòng dũng cảm chính là chất xúc tác thức đẩy hành động của con người. Nhờ có lòng dũng cảm mà con người có thể đối diện mọi khó khăn thử thách, có thể khám phá thế giới xung quanh cũng như khám phá chính năng lực của bản thân mình.
- Lòng giúp cảm giúp con người đạt được mục tiêu trong công việc cũng như trong cuộc sống. Lòng dũng cảm cũng được coi là một thước đo nhân phẩm của con người. Ở bên cạnh người có lòng dũng cảm ta sẽ cảm thấy thoải mái, an tâm có cảm giác được bảo vệ và hơn hết khi thấy họ làm điều tốt chính bản thân ta cũng thấy mong muốn làm điều dũng cảm như vậy.
- Dẫn chứng: Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (30 tuổi, ở Đông nh, Hà Nội) cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống.
*Bài học nhận thức và hành động: Lòng dũng cảm không phải một khái niệm xa xôi nào, mà là lòng dũng cảm còn hiển hiện ngay trong từng hành động nhỏ như việc dám đối mặt với sai lầm của bản thân, dám đứng lên nêu ý kiến của mình.
Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HS SAU GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
Các em học sinh thân mến!
Các em vừa trải qua một giờ học có thú vị và bổ ích hay không? Các em hãy nói lên ý kiến của các em về giờ học rồi cho cô biết bằng cách điền thông tin vào các câu hỏi dưới đây nhé! Cô rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (nếu có thể):………Giới tính:……… Lớp:………
Trường:……… NỘI DUNG
Câu 1: Em có nhận xét gì về phương pháp dạy đoạn văn nghị luận xã hội của giáo viên?
Rất thích
Không thích học điểm
Câu 2: Các đề minh hoạ về đoạn văn nghị luận xã hội có tác động gì đến em không?
Tác động tích cực ụ động Bình thường kiến
Câu 3: Sau khi tìm hiểu về đoạn văn nghị luận xã hội em có chuyển biến gì không?
Chuyển biến Bình thườ