Một số kinh nghiệm rút ra 1 Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN PHÁT TRIỂN tƣ DUY CHO học SINH THÔNG QUA một số bài TOÁN về CHỦ đề hàm số hợp TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TÍCH THPT lớp 12 (Trang 51 - 53)

3.1. Đối với giáo viên

Cần chủ động, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu chương trình GDPT mới năm 2018 thông qua việc học tập nghiêm túc các nội dung BDTX theo các Mô đun do Sở GD&ĐT tổ chức.

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tìm tòi và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Rèn luyện cho học sinh thói quen, tính kỉ luật trong việc thực hiện các kĩ năng giải toán thông qua việc luyện tập; nhằm khắc phục tính chủ quan, hình thành

tính độc lập, tính tự giác ở người học, thông qua đó hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của các em học sinh.

Phải thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.

Phải nhiệt tình, gương mẫu quan tâm tới học sinh, giúp đỡ các em để các em không cảm thấy áp lực trong học tập, đạc biệt là khi các em đứng trước những bài toán có tính chất phức tạp.

Luôn tạo ra tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú tìm tòi học tập ở học sinh.

Đặt ra câu hỏi gợi mở phù hợp với đối tượng học sinh.

Rèn luyện tư duy tương tự hóa, khái quát hóa và đặc biệt hóa cho học sinh, giúp các em có cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, cụ thể, có tính hệ thống, từ đó làm “ mềm” các dạng bài toán và giải quyết vấn đề nhanh hơn, có tính lôgic cao hơn...

3.2. Đối với học sinh

Việc học tập theo định hướng trên giúp học sinh:

Không còn bỡ ngỡ, có cách tiếp cận và có kỹ năng tốt hơn trong việc giải các bài toán về chủ đề hàm hợp, hình thành cho bản thân năng lực giải quyết vấn đề.

Biết cách sáng tạo bài toán mới từ những kiến thức đã biết, hình thành cho bản thân năng lực sáng tạo.

4. Kiến nghị

Bài toán thuộc chủ đề hàm hợp thường xuất hiện trong các đề thi kỳ thi TNTHPT đặc biệt là các kỳ thi HSG. Các bài toán này không được đề cập trong SGK và SBT hiện hành mà thường xuất hiện trong các tài liệu tham khảo. Đề tài này góp phần hệ thống lại chủ đề hàm hợp và đưa ra một số hướng giúp các em học sinh xây dưng bài toán mới. Đề tài có thể đưa vào giảng dạy lồng ghép trong tiết tự chọn khi luyện tập về chủ đề hàm hợp, phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi; góp phần nâng cao chất lượng, kết quả học tập bộ môn Toán, đặc biệt là kết quả thi TNTHPT sắp tới.

Tuy đã cố gắng nỗ lực, song do năng lực chuyên môn và thời gian thực hiện có hạn nên đề tài chỉ đạt được một số kết quả mang tính minh họa, các ví dụ còn chưa đa dạng. Bên cạnh đó, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp góp ý.

PHỤ LỤC 1. BÀI TẬP TỰ LUYỆN BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: (Câu 34 - MĐ 104 - BGD&ĐT - Năm 2019) Cho hàm số , có bảng xét dấu như sau:

Hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) góp PHẦN PHÁT TRIỂN tƣ DUY CHO học SINH THÔNG QUA một số bài TOÁN về CHỦ đề hàm số hợp TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIẢI TÍCH THPT lớp 12 (Trang 51 - 53)