Hiệu quả của đề tài

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIẢI PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với CĂNG THẲNG và KIỂM SOÁT cảm xúc của học SINH tại TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 28 - 31)

1. Khảo sát kiểm chứng

Giải pháp mà đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 tại lớp 12B4 và 12B7 trường THPT Quỳ Hợp 2.

Sau một thời gian, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát học sinh tại hai lớp thực nghiệm. Kết quả khảo sát như sau:

Trước khi áp dụng giải pháp:

Biểu hiện thường xuất hiện ở các em Thỉnh thoảng Thường xuyên Không bao giờ

- Vui buồn thất thường, không có

nguyên nhân cụ thể. 35% 25.78% 39.22%

- Hay nổi nóng với bạn bè trong lớp. 25% 11.5% 63.5%

- Có phản ứng căng thẳng với thầy cô. 2% 0.13% 97.87%

- Không tập trung học tập, ngủ nhiều

trong lớp 40% 14% 56%

- Thất vọng vì kết quả học tập không

như mong muốn. 40% 18% 42%

- Thường ít (hoặc ngại) nói chuyện với

Sau khi áp dụng giải pháp:

Biểu hiện thường xuất hiện ở các em Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Không bao giờ

- Vui buồn thất thường, không có

nguyên nhân cụ thể. 33% 18.75% 48.25%

- Hay nổi nóng với bạn bè trong lớp. 18% 7.5% 74.5%

- Có phản ứng căng thẳng với thầy cô. 1% 0.1% 98%

- Không tập trung học tập, ngủ nhiều

trong lớp 26% 8.4% 65.6%

- Thất vọng vì kết quả học tập không

như mong muốn. 9% 5% 86%

- Thường ít (hoặc ngại) nói chuyện với

mọi người: 76% 8% 16%

Đối chiếu hai kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở các lớp có sử dụng giải pháp rèn kĩ năng thì mức độ nhận thức về cảm xúc, sự căng thẳng; khả năng ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc cũng tăng lên rất nhiều. Học sinh đã biết cách nhận ra sự thay đổi trong tâm lí, trạng thái cảm xúc của bản thân để từ đó điều chỉnh lại cho hợp lí.

Kết quả cụ thể của năm học 2020- 2021 và học kì 1 năm học 2021 - 2022:

Năm học 2020 - 2021 Học lực Hạnh kiểm G K Tb Y T K Tb Y Lớp 11B4 7.7 % 89.7% 2.56 % 0 % 97.4 % 2.56 % 0 % 0 % Lớp 11B7 0% 70% 30% 0% 87.5% 10% 2.5% 0% Học kì 1 năm học 2021 - 2022 Học lực Hạnh kiểm G K Tb Y T K Tb Y Lớp 12B4 36% 64% 0 % 0 % 100 % 0% 0 % 0 % Lớp 12B7 15% 77.5% 7.5% 0% 92.5% 7.5% 0% 0%

Đối chiếu kết quả của 2 năm học chúng ta nhận thấy học sinh đã có những chuyển biến tích cực:

- Về hạnh kiểm: So với năm học 2020 - 2021 thì hạnh kiểm của học sinh tăng lên đáng kể. Tỉ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại tốt tăng (Lớp 12B4 tăng 2.6%, Lớp 12B7 tăng 5%), không có học sinh xếp loại yếu kém.

- Về học lực: Số lượng khá giỏi tăng (loại giỏi 12B4 tăng 28.3%, 12B7 tăng 15%) không có học sinh xếp học lực loại yếu.

2. Hiệu quả cụ thể và tính khả thi của đề tài

2.1. Hiệu quả cụ thể của đề tài

- Ở trong các lớp có ứng dụng giải pháp tỉ lệ học sinh có cảm xúc thái quá giảm đi rất rõ ràng. Sự vui vẻ, hòa đồng được diễn ra thường xuyên hơn. Số học sinh biết cách ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc của mình cũng tăng lên so với trước.

- Từ việc biết kiềm chế cảm xúc mà kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

+ Số vụ xích mích không còn nữa:

Cụ thể: năm học 2020 - 2021 lớp 11B7 có 3 vụ xô xát với lớp khác nhưng sang năm học 2021 - 2022 hiện tượng này đã không xẩy ra.

2.2. Tính khả thi của đề tài

Các giải pháp mà đề tài này đưa ra dễ thực hiện, có thể áp dụng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, nhiều tình huống cụ thể khác nhau trong các hoạt động giáo dục tại nhà trường hoặc tại cộng đồng.

Việc ứng dụng đề tài vào quá trình giáo dục học sinh tại 2 lớp 2B4, và 12B7 đã rèn luyện được khả năng ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc cho các em. Từ đó góp phần hình thành thêm một kĩ năng sống cần thiết có thể ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) GIẢI PHÁP rèn LUYỆN kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với CĂNG THẲNG và KIỂM SOÁT cảm xúc của học SINH tại TRƯỜNG THPT QUỲ hợp 2 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)