Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thuyết trình và trả lời phản

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM CHỈ đạo, HƯỚNG dẫn học SINH NGHIÊN cứu KHOA học HIỆU QUẢ CAO tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG tộ HƯNG NGUYÊN (Trang 41)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và hướng dẫ nh NCKH hiệu quả

3.3.10. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thuyết trình và trả lời phản

Trước khi học sinh tham gia cuộc thi các cấp, chúng tơi hướng dẫn học sinh trình bày trước hội đồng khoa học nhà trường từ đó hội đồng nhà trường góp ý và có những câu hỏi và các tình huống để học sinh bảo vệ sản phẩm của mình. Để giúp học sinh tâm lí tốt, tự tin khi tham gia KHKT chúng tôi đã hướng dẫn, rèn luyện học sinh tính tự tin trong thuyết trình. Đồng thời, hướng dẫn thuyết trình sao cho cô đọng, ngắn gọn, rõ ràng, làm nổi bật nội dung trọng tâm, cơ bản nhất của dự án.

Trong đó, học sinh cần thể hiện rõ: Câu hỏi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; những điểm mới và đóng góp mới của đề tài; hướng nghiên cứu tiếp theo… Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình hấp dẫn, cuốn hút và thuyết phục được người nghe thông qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và cách sử dụng ngơn ngữ độc đáo của mình. Đặc biệt, giáo viên còn cần hướng dẫn học sinh kỹ năng trả lời các câu hỏi phản biện của ban giám khảo sao cho trúng, đúng ý và hấp dẫn. Cụ thể: Ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn chúng tôi đã:

*Cho học sinh làm quen với thuyết trình sản phẩm dự thi, các câu hỏi

phỏng vấn của giám khảo có thể hỏi học sinh

Sau khi hồn thành và có kết quả nghiên cứu, học sinh cần được tập huấn, để rèn luyện kĩ năng thuyết trình báo cáo. Thực tế cho thấy có những dự án nghiên cứu có chất lượng tốt nhưng học sinh khơng biết cách thuyết trình để làm nổi bật lên chất lượng của dự án. Do đó cần tập huấn và hướng dẫn cho học sinh. Thuyết trình địi hỏi ngồi việc học sinh có kiến thức, có hiểu biết thì cịn phải có các kĩ năng khác.

+ Chuẩn bị nội dung thích hợp.

Nội dung thuyết trình báo cáo phải ngắn gọn, súc tích, chứa đựng các nội dung cốt lõi của đề tài. Bản thuyết trình cần chuẩn bị để thuyết trình trong 3 tới 4 phút. Tuy ngắn gọn nhưng phải làm rõ tính cấp thiết của đề tài, tính mới và thể hiện được công sức của học trò trong dự án.

+ Chuẩn bị về tâm lý.

Khi thuyết trình đề tài, học sinh hay có biểu hiện hồi hộp, lo lắng. Cần tư vấn các em cách thức giảm stress, lo âu.

+ Chuẩn bị trang phục

Trang phục cần lịch sự, đầu tóc gọn gàng ngay ngắn sẽ giúp các em tự tin và gây ấn tượng tốt với người nghe.

+ Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thuyết trình như mơ hình sản phẩm, máy chiếu, bản trình chiếu hay phối hợp với Poster.

* Chuẩn bị tâm lí và kiến thức để trả lời các câu hỏi phản biện

Việc trả lời thuyết phục các câu hỏi phản biện không chỉ ghi điểm trước ban giám khảo mà cịn có thể tạo ra hướng mới nhằm hồn thiện cho dự án. Do đó học sinh cần được tập huấn kĩ năng để thực hiện tốt nội dung này.

+ Đọc thật kĩ báo cáo của chính mình.

Khơng phải để thuộc lịng mà học sinh cần nắm vững để khơng bị “lệch ray” khi trả lời. Một số câu hỏi của giám khảo thường có mục đích cố tình “bẫy” để đưa học sinh ra khỏi nội dung dự án. Nếu học sinh không nắm vững sẽ bị hoang mang và phủ nhận cơng sức, tính mới và ý nghĩa của đề tài.

+ Tập trung lắng nghe và ghi chép câu hỏi. Khi nghe xong câu hỏi cần thảo luận (với đề tài có 2 học sinh) để bàn bạc, thống nhất câu trả lời. Kĩ năng này rất quan trọng vì sẽ trả lời đúng, trúng và thể hiện được kĩ năng làm việc nhóm.

+ Biết xin lỗi nếu trả lời sai, thể hiện sự tôn trọng người hỏi và tinh thần cầu thị khi nghe góp ý. Các góp ý dù trái chiều có thể có nhiều ý nghĩa trong việc hồn thiện dự án hay tạo ra nhiều ý tưởng mới trong nghiên cứu.

Một số hình ảnh hướng dẫn học sinh thuyết trình và trả lời phản biện 3.4 Kinh nghiệm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động NCKH hiệu quả cao ở trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

Trong hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật đòi hỏi huy động khai thác các nguồn lực xã hội (nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất...) để hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Nhà trường chủ động khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giáo viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sinh hoạt của tổ/nhóm chun mơn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi học, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

Nhà trường cần tham mưu với lãnh đạo các cấp, từng bước đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất. Tranh thủ nguồn lực về tinh thần và vật chất cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật từ phía cha mẹ học sinh, từ các cơ quan doanh nghiệp của địa phương để đầu tư, khích lệ hoạt động sáng tạo nghiên cứu khoa học kĩ thuật của giáo viên và học sinh.

Trong những năm vừa qua Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên đã làm tốt công tác vận động các nguồn tài trợ cho hoạt động NCKHKT.

Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã làm công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, đặc biệt trong hội nghị phụ huynh đầu năm, để phụ huynh biết được ý nghĩa của KHKT cũng như lợi ích khi các em học sinh tham gia cuộc thi KHKT.

- Sau khi chọn được ý tưởng khả thi, trưởng ban gặp gỡ phụ huynh học sinh tham gia thi để gia đình tạo điều kiện về mặt thời gian cần thiết cũng như hỗ trợ kinh phí nếu cần thiết để các em thuận lợi khi thực hiện dự án đạt.

- Gặp gỡ một số tổ chức doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn xin được giúp đỡ như: một số thiết bị không sử dụng mà cần thiết cho dự án; tạo điều kiện để chạy thử nghiệm dự án và nếu có thể ủng hộ về mặt vật chất cho dự án.

Thiết bị cũ được sử dụng trong sản phẩm “Máy cảm ứng thời tiết”

Tóm lại: Với những kinh nghiệm chỉ đạo và hướng dẫn trên đã giúp cho học

sinh dễ dàng tiếp cận và thực hiện việc sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật một cách thiết thực hơn, tương trợ cho nhau trong hoạt động này một cách hiệu quả hơn. Từ đó giúp cho học sinh mở mang kiến thức, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức về việc sử dụng năng lượng xanh, thực phẩm sạch..., tích cực tìm kiếm các giải pháp kĩ thuật để có một mơi trường số ngày càng tốt đẹp hơn. Đây chính là góp phần quan trọng cho cơng tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học.

4. Kết quả của công tác chỉ đạo và hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

4.1. Tác động đối với môi trường giáo dục

- Là hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chun mơn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng sách vở để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với nghiên cứu khoa học.

- Tạo sân chơi bổ ích trí tuệ và khoa học cho học sinh phổ thơng qua việc tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo, mới lạ và độc đáo.

- Góp phần thúc đẩy phong trào NCKH cho giáo viên và học sinh trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên nói riêng.

- Là cơ hội huy động sự quan tâm, tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức xã hội, kinh tế các tổ chức NCKH và cá trường Đại học dối với các trường THPT.

4.1. Về kinh tế

Sau thời gian áp dụng áp dụng sáng kiến trong 3 năm học vừa qua chúng tôi nhận thấy sáng kiến đã giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc hướng sự say mê, chú ý của học sinh vào kiến thức của từng bài học, đồng thời từ các kết quả nghiên cứu khoa học và các sáng kiến về những giải pháp kĩ thuật của mình các em học sinh cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng như: tích cực thực hành tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, có nhiều giải pháp tận dụng vật liệu tái chế... Đây là những lợi ích kinh tế về trí thức vơ giá cho hiện tại và tương lai, khó có thể tính tốn cụ thể được.

4.2. Về xã hội

Ngồi việc tiết kiệm về chi phí, hiệu quả về mặt xã hội của sáng kiến là rất lớn. Học sinh say mê học tập hơn, đam mê tự học, tự nghiên cứu hơn nhờ đó giúp cho các tiết học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi, từ sự say mê trên các em sẽ giành nhiều thời gian để tự mình trải nghiệm tiến trình nghiên cứu với nhiều đề tài khoa học kĩ thuật của riêng mình hoặc tham gia trong các nhóm nghiên cứu khác nhau. Đó là cơ sở quan trọng để hình thành trong các em những năng lực, phẩm chất để làm việc một cách khoa học ở những lĩnh vực chuyên sâu, có tính chun mơn hóa hơn cao trong tương lai.

Việc khơi dậy đam mê, hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học kĩ thuật có tác động quan trọng tới nhận thức của học sinh trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và nhất là thái độ với việc học tập, đồng thời qua đó giáo viên cũng phát hiện ra những học sinh phẩm chất, năng lực nổi trội trong với mỗi lĩnh vực khoa học kĩ thuật nhất định từ đó có những định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho các em.

5. Hiệu quả giải pháp

Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Nghệ An được thành lập năm 2006, là ngôi trường THPT công lập trẻ nhất của tỉnh Nghệ An, đặc biệt đây là ngồi trường có tới hơn 70% học sinh là công giáo điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 rất thấp trang thiết bị dạy học thiếu thốn, đội ngũ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều… Do vậy, trước một hoạt động đòi hỏi sự năng động sáng tạo của học sinh, sự nhiệt huyết và kinh nghiệm của giáo viên, sự hỗ trợ thiết thực của thiết bị dạy học… như hoạt động nghiên cứu KHKT thì Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh lúng túng trong việc triển khai hoạt động. Vì vậy, từ năm 2012 - 2017 hoạt động động NCKH của nhà trường mờ nhạt và duy nhất có 1 sản phẩm (năm 2012) tham gia thi cấp tỉnh.

Sau khi áp dụng giải pháp, trường có sản phẩm dự thi và thành tích của trường tại cuộc thi KHKT hàng năm được tăng lên. Năm học 2018-2019: nhà trường đã phát động hoạt động NCKH và tổ chức thi KHKT cấp trường với 21 dự án trong đó có 3 dự án tham gia Cuộc thi KHKT cấp Tỉnh và cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng đạt giải cao và có 1 dự án đạt giải Ba cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 15 (Dự án “Quạt cảm ứng thời tiết”).

Có thể khẳng định, từ năm 2018 đến nay các dự án tham gia cấp trường ngày cảng tăng năm nào Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên cũng có dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh và Cuộc thi sáng tạo KHKT thanh thiếu niên nhi đồng đạt giải Trường THPT Nguyễn Trường Tộ là một trong những trường đi đầu trong phong trào KHKT của huyện Hưng Nguyên.

Tổng hợp kết quả dự thi KHKT dành cho học sinh THPT và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Tộ từ năm học 2018 - 2021

Năm học Học sinh Lớp Giáo viên bảo trợ Tên dự án Thành tích 2018- 2019 Nguyễn Văn Hạnh 12B3 Lê Thị Huệ Máy cảm ứng thời tiết

Giải nhì cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh

Nguyễn

Thanh Hải 12B3

Giải nhì cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An lần thứ 15

Giải Ba cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, lần thứ 15

2018- 2019

Nguyễn

Thanh Minh 12A2

Thái Huy Tiến

Thiết bị điều khiển

Giải nhì cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh

Năm học Học sinh Lớp Giáo viên bảo trợ Tên dự án Thành tích Nguyễn Văn Hùng mạng lưới điện từ xa

Giải Ba cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An lần thứ 15 Trần Văn Đức 12A1 Nguyễn Văn Tâm Phần mềm khóa máy tính để quản lý học sinh

Giải khuyến khích cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh

Phạm Trường Sơn

Giải khuyến khích cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An 2019- 2020 Đậu Thị Hương 12A2 Thái Huy Tiến Ngôi nhà thông minh

Giải Ba cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh

Giải ba cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu

Sơn 12A3 Mai

Quỳnh

Máy phơi lúa

Giải khuyến khích cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh Phạm Trọng Hoàng 12C 2020 - 2021 Nguyên thị

Lan Anh 12C Nguyễn Văn Tâm

Hỗ trợ chữ trị bỏng

Giải 4 cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh Nguyễn Văn Trường 12B2 Nguyễn Thị Linh Chi 12C Lê Thị Huệ Máy tuốt lươn

Giải 4 cuộc thi KHKT dành cho học sinh THPT cấp tỉnh

Đinh Hữu

Dũng 11A1

Giải Nhì cuộc thi KHKT dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An, lần thứ 15

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH ĐẬT GIẢI

TRONG CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH ĐẬT GIẢI

TRONG CUỘC THI SÁNG TẠO THANH, THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH NGHỆ AN VÀ TOÀN QUỐC

PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận

Sáng kiến đã được áp dụng trong Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên ở hai năm học vừa qua và đã thu được những kết quả khả quan. Trên những cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng cho thấy nó có thể áp dụng được cho mọi nhà trường cấp THPT trong tỉnh, đồng thời có thể áp dụng được với cấp học khác ở các mức độ phù hợp theo đặc điểm tình hình riêng của mỗi nhà trường.

Sau q trình nghiên cứu, đề xuất giải pháp tơi nhận thấy học sinh có hứng thú tham gia cuộc thi hơn. Minh chứng qua các năm, số lượng đề tài tăng lên và đạt giải cao, có đề tài đạt giải cấp quốc gia. Đặc biệt trong 3 năm gần đây Trường THPT Nguyễn Trường Tộ là Trường có nhiều sản phẩm dự thi và đạt giải cao nhất Huyện Hưng Nguyên.

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật đối với học sinh trung học nói chung và học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ nói riêng trong những năm gần đây luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và xem đó như là một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua thực tế chỉ đạo, hướng dẫn học sinh NCKH hiệu quả cao tại Trường

trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên chúng tôi nhận thấy:

Một là: Có một cơ sở khoa học trong công tác nghiên cứu khoa học của nhà

trường phổ thông.

Hai là: Vạch ra được các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm KHKT khi tham dự cuộc thi các cấp.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM CHỈ đạo, HƯỚNG dẫn học SINH NGHIÊN cứu KHOA học HIỆU QUẢ CAO tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG tộ HƯNG NGUYÊN (Trang 41)