Công tác tổ chức: Ban Giám hiệu cần động viên, khuyến khích nhiều hơn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ môn NGỮ văn CHO học SINH lớp 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực ở TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 4 (Trang 46 - 48)

các giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới; có các giải pháp phù hợp để hỗ trợ họ từng bước chủ động tham gia thể nghiệm “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn

theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ”

- Các hình thức đổi mới không giới hạn trong lớp học mà có thể ngoài lớp học để mang lại nguồn cảm hứng mới cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo

hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ” cần lấy ý kiến và lắng nghe những

chia sẻ từ phía giáo viên và học sinh để điều chỉnh hợp lý.

3.3. Kiến nghị

- Ban Chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua tổ chức thực hiện “Đổi mới hình thức đánh giá HS môn Ngữ văn theo

hướng phát triển phẩm chất năng lực cho HS ” có chất lượng, áp dụng, nhân rộng

trong toàn trường. Tiếp tục tổ chức các đợt thao giảng dạy học gắn liền với đổi mới đánh giá HS để các giáo viên được học hỏi, vận dụng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới PP, HTDH.

Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, báo cáo sản phẩm học tập của HS

Kiến nghị nhà trường hoàn thiện hệ thống đường truyền Intenet để công tác dạy học có hiệu quả hơn.

- Đối với tổ, nhóm chuyên môn:

Xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong dạy học để đáp ứng mục tiêu giáo dục Chương trìnhGDPT 2018. Tích lũy nguồn tài liệu có chất lượng và ý nghĩa giáo dục để sáng tạo nhiều giờ dạy hiệu quả. Tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đổi mới hình thức khởi động tiết học; thay đổi cách đặt câu hỏi, tăng cường vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực vào thiết kế bài dạy và lên lớp. Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh, đa dạng hóa hình thức kiểm tra, cách thức ra đề bài gắn với thực tiễn, có tính thời sự, thể hiện được thái độ tình yêu thiên nhiên, đất nước. Từ bài học lý thuyết cần gắn thực tiễn, rèn luyện khả năng thực hành để ứng dụng tạo ra kết quả, sản phẩm giáo dục.

Đối với GV giảng dạy: chủ động thiết kế nội dung phù hợp theo chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức từ giảng dạy đến kiểm tra đánh giá HS. Đổi mới đánh giá HS cần có tiêu chí cụ thể, có kế hoạch rõ ràng

- Đối với học sinh:

Học sinh tích cực nâng cao ý thức tự giác, tự chủ, tự học để chủ động trong học tập. Nhận thức trách nhiệm của bản thân khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Có chính kiến, lập trường và quan điểm để cùng góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Xác định kết quả học tập không chỉ thể hiện ở điểm số mà ở chính nhận thức, ý thức, thái độ, kỹ năng và cách ứng xử, cá tính, lập trường và hiệu quả công việc được thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT.

2. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

3.Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Vinh Hiển, Sách giáo khoa hướng tới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, 2017.

5. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Ngữ Văn (2014 - Vụ giáo dục)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) đổi mới HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ môn NGỮ văn CHO học SINH lớp 10 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT và NĂNG lực ở TRƯỜNG THPT QUỲNH lưu 4 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)