Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,12%, năm 2020 giảm xuống còn 28,11%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2018 chiếm 37,41%, đến năm 2020 tăng lên 40,44%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2018 chiếm 32,47%, đến năm 2020 giảm nhẹ xuống còn 31,45%.
Bảng 2.2. Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2018-2020
TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 30,12 29,11 28,11
2 Công nghiệp và xây dựng 37,41 38,66 40,44
3 Dịch vụ 32,47 32,23 31,45
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch
2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực
Tổng dân số toàn huyện, năm 2020 là 165.125 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm
39
2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đô thị 19.224 người chiếm 11,64 %; nông thôn 145.901 người chiếm 88,36%.
Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2020 là 107.543 người, chiếm 65,13 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 74,83%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14,92%, dịch vụ 10,25%. Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Tình hình dân số và nguồn nhân lực huyện Mai Sơn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I.Tổng dân số Người 162.141 163.881 165.125
1.Phân theo giới tính
Nam Người 82.645 83.252 84.161
Nữ Người 79.496 80.629 80.964
2.Phân theo khu vực
Thành thị Người 18.124 18.687 19.224
Nông thôn Người 144.017 145.194 145.901
3.Mật độ Người/km2 113,17 115,19 116,25
II.Tổng số lao động
Lao động nông nghiệp Người 79.265 79.645 80.511
Lao động phi nông nghiệp Người 25.249 26.979 27.032
Số người trong độ tuổi lao động Người 104.514 106.624 107.543
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn năm 2018-2020
2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng huyện Mai Sơn
- Giao thông: Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Huyện Mai Sơn có 04 Quốc lộ chạy qua (Quốc lộ 6, Quốc lộ 6C, Quốc lộ 37 và Quốc lộ 4G) với tổng chiều dài 95,8 km; Tỉnh lộ có 3 tuyến (Tỉnh lộ 110, 113, 117) nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 143,5 km; số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa 18/22 xã, thị trấn chiếm 81,8%;
40
các đường giao thông nông thôn nội bản, liên bản bê tông đã và đang được triển khai trên địa bàn. Cùng với hệ thống giao thông đường bộ, Mai Sơn còn khoảng 30 km đường sông (Sông Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống giao thông đường hàng không, Mai Sơn có sân bay Nà Sản, hiện đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Tóm lại, mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn 04 xã chưa có đường cứng hóa đi lại được 4 mùa, một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
- Thuỷ lợi: Mai Sơn có 20 hồ chứa; 59 đập xây với chiều dài kênh là 88.350 m trong đó kiên cố 46.626 m, đường ống 150 m, kênh đất là 14.574 m; 23 phai rọ thép với chiều dài kênh là 17.275 m trong đó kiên cố 560 m, kênh đất là 16.715 m; 78 phai tạm với chiều dài kênh là 44.044 m trong đó 100% là kênh đất. Hệ thống thủy lợi đã cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra các công trình còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu nông thôn, và chăn nuôi gia súc,... Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đã có một số công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng đã xuống cấp, một số công trình còn đang là phai đập tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân.
- Hệ thống cấp thoát nước: Trong những năm qua bằng sự cố gắng nỗ lực không ngừng của huyện và nhân dân, kết hợp với sự hỗ trợ của tỉnh, Trung ương đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là việc đầu tư nâng công suất Nhà máy nước thị trấn Mai Sơn lên 4.000m3 /ngày đêm; 32 công trình nước sinh hoạt nông thôn, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 93,5% năm 2020.
41
- Hệ thống điện: Hiện nay có 100% xã có lưới điện quốc gia; 92% số bản có lưới điện quốc gia đã đến được các bản (8% sẽ tiếp tục đầu tư), 95,07% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới.
- Bưu chính viễn thông: Đến nay, 22/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng điện thoại di động; 90% xã có bưu điện văn hoá xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 65 thuê bao/100 dân; có 4.390 hộ thuê bao Internet băng thông rộng đạt mật độ 2,75 thuê bao/100 dân; duy trì và đảm bảo 80% xã có thư, báo đến trong ngày. - Giáo dục đào tạo: Giáo dục được củng cố và phát triển khá toàn diện ở các cấp học. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, phổ cập giáo dục được củng cố và hoàn thiện, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, có có 42/97 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Y tế: Các chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch bệnh, dân số kế hoạch hóa gia đình; vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý y dược tư nhân được triển khai một cách đồng bộ tích cực, có hiệu quả. Hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế ngày càng được đầu tư nâng cấp đồng bộ theo hướng hiện đại, trên địa bàn huyện có 02 bệnh viện (Bệnh viên Đa khoa huyện và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La), 01 trung tâm y tế, 22 trạm y tế xã, thị trấn và các phòng khám tư nhân. Tỷ lệ giường bệnh đạt 22 giường/10.000 dân. Có 15/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 20/22 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ là 20/22; 100% số thôn, bản, tiểu khu có cán bộ y tế.
- Văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình: Đến hết 2020, toàn huyện có 17,5% bản, tiểu khu; 53,7% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá; có 457 đội văn nghệ bản, tiểu khu hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Toàn huyện có 19% số hộ gia đình thể thao, 21% số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên; có 50 câu lạc bộ thể dục thể thao, tăng 5 câu lạc bộ so với năm 2013; 98% số hộ
42
được xem các chương trình truyền hình; 98% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam.