Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long​ (Trang 79)

2.4.2 .Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch QL hoạt động của GVCN lớp

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Kế thừa và phát triển là hai khái niệm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng hiện có. Cịn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ sung, nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng.

Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng. Biện pháp QL đề xuất phải được giữ lại những ưu điểm, loại bỏ các hạn chế của biện pháp đang sử dụng đồng thời bổ sung các nội dung mới.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của các biện pháp QL cũ đang tiến hành, tránh phủ định tồn bộ.

Bên cạnh đó việc tổng kết rút kinh nghiệm là một việc làm không thể thiếu trong q trình chỉ đạo, quản lí và thực hiện. Vì vậy việc tổng kết rút kinh nghiệm là nhằm rút kinh nghiệm về những mặt hạn chế để tìm ra những biện pháp, những hướng đi mới nhằm thực hiện công việc một cách tốt hơn.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, chỉ một biện pháp QL khơng thể có tác động hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống biện pháp, mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp QL thì hiệu quả khơng cao, nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và phát huy được hết hiệu quả mang lại.

Vì thế, trong quản lí nói chung và quản lý hoạt động của GVCN nói riêng địi

hỏi phải có một hệ thống các biện pháp, các biện pháp được đề xuất phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau, phải đảm bảo tính đồng bộ, khơng được mâu thuẫn với nhau. Khi đề xuất các biện pháp QL không nên quá đề cao hay xem nhẹ

biện pháp nào mà phải kết hợp các biện pháp với nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi

Khi đề xuất biện pháp QL hoạt động của GVCN lớp cần phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất các biện pháp có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của nhà trường. Đồng thời phải quan tâm đến đặc điểm các yếu tố có liên quan, đặc điểm từng địa phương, từng trường trên các phương diện từ con người đến điều kiện về CSVC, điều kiện mơi trường, hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động.

Bên cạnh tính thực tiễn, các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, đảm bảo khi đưa vào thực hiện biện pháp đó phải thiết thực và mang lại hiệu quả.

3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Để cơng tác quản lí hoạt động của GVCN lớp ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, các trường cần thiết phải có những biện pháp mang tính chiến lược, tổng thể và thực hiện một cách đồng bộ.

Qua nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động của GVCN lớp tại các

biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế của cơng tác quản lí này.

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm và vai trị của đổi mới quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của GVCN lớp ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long cho thấy còn một bộ phận nhất định CBQL, GV chưa nhận thức đầy đủ vai trò của GVCN và vai trị quản lí hoạt động của GVCN. Do đó, người nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng GVCN và đổi mới quản lí hoạt động của

GVCN lớp.

3.3.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm giúp cho CBQL, GVCN, GV nhà trường có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của GVCN trong việc góp phần rèn luyện đạo đức của HS, học tập kiến thức văn hóa của HS và chất lượng GD chung của toàn trường. Đồng thời các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường nhận thấy tầm quan trọng của GVCN mà có sự phối hợp tốt hơn, để cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Đối với CBQL, có nhận thức đầy đủ về vai trò của quản lí hoạt động của GVCN lớp trong cơng tác quản lí giáo dục của nhà trường, qua đó CBQL phải khơng ngừng đổi mới cơng tác quản lí hoạt động của GVCN lớp để hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao nhất.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, phổ biến cho CBQL, GVCN và GV những quy chế, quy định về

nhiệm vụ của GVCN, chỉ đạo các hoạt động của GVCN, các văn bản chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức, NGLL, kỹ năng sống, hướng nghiệp,…thơng qua hình thức gửi văn bản trực tiếp về cho GVCN và các bộ phận có liên quan hoặc thơng báo trên website của trường. Các văn bản mà lãnh đạo các trường THPT cần phổ biến cho CBQL, GVCN nắm vững như: Điều lệ trường trung học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Bộ GD - ĐT và của Sở GD - ĐT được ban hành vào đầu mỗi năm học; kế hoạch của phịng tư tưởng chính trị.

Thứ hai, cử GVCN, Đồn thanh niên tham dự các buổi tập huấn do Sở GD -

ĐT Vĩnh Long tổ chức. Thông qua các buổi tập huấn, GV được cử đi tập huấn về truyền đạt lại với các GV khác về các văn bản liên quan hoặc báo cáo các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về vai trò các hoạt động của GVCN lớp.

Thứ ba, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ GD - ĐT và của Sở GD - ĐT về

các hoạt động liên quan đến GVCN, công tác giáo dục đạo đức, giáo dục HS. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GVCN và các bộ phận có liên quan, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo.

Thứ tư, tuyên truyền trong HS chấp hành tốt nội quy nhà trường, có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức đúng đắn về vai tròcủa GVCN đối với kết quả rèn luyện học lực và hạnh kiểm. Qua đó các em biết phải luôn nghe lời thầy cô CN, người mà ln quan tâm, theo dõi giúp đở mình trong suốt năm học.

Thứ năm, tuyên truyền trong HS phụ huynh HS nhận thức đầy đủ về vai trò

của GVCN đối với kết quả rèn luyện học lực và hạnh kiểm của con em mình. Qua đó giúp phụ huynh thường xuyên liên hệ, hợp tác với GVCN để kết hợp giáo dục HS hiệu quả hơn.

Thứ sáu, bên cạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các lực lượng trong

và ngoài nhà trường, cịn phải qn triệt trong đội ngũ thầy cơ làm công tác CN lớp, để thầy cô nhận thức đầy đủ vai trị, trách nhiệm của mình đối với HS, phấn đấu tìm nhiều biện pháp giáo dục hiệu quả đáp ứng sự tin tưởng của phụ huynh.

Thứ bảy, tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu, học tập về những nội dung của

công tác CN lớp. Mời các chuyên gia tâm lý GD nói chuyện về tâm lý lứa tuổi HS, về khoa học GD, qua đó GV hiểu được tâm lý lứa tuổi HS để có những biện pháp GD đạt hiệu quả.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, GVCN, GV về vai trò của GVCN và vai trò của đổi mới quản lí hoạt động của GVCN lớp, nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các

nguồn lực sau:

- Nhân lực: Cần có sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường, quan trọng nhất vai trò của HT phải tiên phong, đổi mới, sáng tạo. Lực lượng quan trọng trong

nhà trường đó là Đồn thanh niên. Đối với lực lượng ngồi nhà trường, phải có sự hỗ trợ của PHHS. Chuyên gia tập huấn cho CBQL, GV về tâm lý giáo dục là lực lượng cần thiết.

- Vật lực: CSVC, trang thiết bị (hội trường, máy tính, máy chiếu, sách tham khảo,…) phải đảm bảo đầy đủ nhằm phục vụ tốt cho các lớp tập huấn và tuyên truyền cho GV.

- Tài chính: Nhà trường cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần nhất định như có chế độ chính sách khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích những cá nhân thực hiện tốt công tác CN lớp.

3.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.

Qua kết quả khảo sát về năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN cho thấy, GVCN đã thực hiện đầy đủ các công việc như lập kế hoạch công tác CN lớp, tổ chức giờ sinh hoạt lớp, xây dựng tập thể tích cực, mơi trường lớp học thân thiện, kỹ năng xử lý các tình huống GD, GD hướng nghiệp, GD kỹ năng sống cho HS,tổ chức tiết NGLL. Tuy nhiên kết quả thực hiện các cơng việc này vẫn cịn những nội dung hạn chế, hiệu quả mang lại không cao. Người nghiên cứu đề xuất các biện pháp sau đây để nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của GVCN.

3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.

a) Mục tiêu: Khi nhận lớp CN, công việc đầu tiên của GVCN là xây dựng kế hoạch CN lớp. Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch CN lớp nhằm làm cho GVCN thu thập thông tin lớp CN được dễ dàng, đề ra các mục tiêu phấn đấu, lên kế hoạch các công việc sẽ làm, đề ra các biện pháp thực hiện các cơng việc đó đạt kết quả cao nhất.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, thu thập các thông tin của lớp CN.

- Điều tra lí lịch HS qua phiếu sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học. Ngoài những thơng tin cá nhân, cha mẹ, gia đình. Cần quan tâm đến các thơng tin năng khiếu, sở thích, điều mơ ước cho tương lai, điều em mong muốn ở thầy cô và nhà trường.

- Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin thu thập được qua phiếu điều tra cần tìm hiểu thơng qua nhiều hình thức khác nhau như từ bạn bè, người quen,... Từ đó GVCN có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một cơng thức chung có sẵn.

- Sau khi có được những thông tin, tiến hành phân loại đối tượng HS. Đối với những HS cá biệt nên gần gũi trị chuyện tìm hiểu về hồn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em.

Thứ hai, tiến hành lập sổ CN.

- Sổ CN phải thể hiện các nội dung như sau:

+ Sổ CN thể hiện đầy đủ kế hoạch năm, tháng, tuần.

+ Sổ CN thể hiện đặc điểm tình hình của lớp, chất lượng năm qua, nêu những thuận lợi, khó khăn của lớp.

+ Các chỉ tiêu phấn đấu: Học lực, hạnh kiểm, HS bỏ học, thi đua lớp, tham gia các phong trào báo chí - văn nghệ - thể dục thề thao.

+ Đề ra các biện pháp thực hiện phải khả thi, phù hợp với tình hình, đặc điểm của lớp, các biện pháp tập trung thực hiện để đạt được các chỉ tiêu đề ra.

+ Ngoài quyển sổ CN, để theo dõi HS được chặt chẽ hơn, GVCN cần có thêm sổ theo dõi HS, nhằm ghi nhận những tiến bộ của HS, đồng thời theo dõi những lỗi vi phạm để đề ra biện pháp giáo dục phù hợp, ghi nhận kết quả đạt được.

Thứ ba, kế hoạch CN phải xác định các lực lượng phối hợp thực hiện, điều

kiện về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ để thực hiện kế hoạch.

Thứ tư, trong quá trình thực hiện kế hoạch, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của lớp.

3.3.2.2. Xử lý các tình huống giáo dục.

Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hồn cảnh có vấn đề bức xúc nảy sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và giữa con người với con người buộc người ta phải giải quyết, ứng phó, xử lý kịp thời nhằm đưa ra các hoạt động và quan hệ có chứa đựng trạng thái có vấn đề bức xúc đó trở lại ổn định và tiếp tục phát triển. Tình huống quản lý là những tình huống xảy ra trong quá trình điều khiển hoạt động và quan hệ quản lý buộc người quản lý phải giải quyết để

đưa các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển nhằm hướng tới mục đích, yêu cầu, kế hoạch được xác định của một tổ chức.

Tình huống trong cơng tác giáo dục HS của người GVCN lớp là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lí của người GVCN, buộc người GVCN lớp phải có biện pháp giải quyết thích hợp.

a) Mục tiêu

Qua kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng xử lý các tình huống GD, GVCN đã xử lý các tình huống xảy ra khá hợp lý. Tuy nhiên cịn một số mặt hạn chế, do năng lực, kỹ năng của GVCN lớp khác nhau. Bồi dưỡng, rẻn luyện kỹ năng xử lý các tình huống nhằm hình thành cho GVCN kỹ năng giải quyết các tình huống phù hợp đến tính chất từng vụ việc. Đây là nội dung quan trọng cần có biện pháp lâu dài để nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống trong nhà trường hiện nay.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong q trình thực hiện cơng tác CN lớp người GV ln gặp những tình huống phải giải quyết, có những tình huống đơn giản, có những tình huống phức tạp đến rất phức tạp. Rất nhiều GVCN đã lúng túng khi gặp các tình huống phải giải quyết, vì vậy họ giải quyết các tình huống gặp phải thiên về cảm tính.GVCN cần có những quyết định mang tính khoa học và nghệ thuật thì mới có thể giải quyết một cách hiệu quả các tình huống trong giáo dục.Hầu hết GVCN đều có nhu cầu được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, xử lý các tình huống giáo dục trong thực tiễn.

- Phân loại các tình huống thường gặp:

Trong các tình huống sư phạm có nhiều cách phân loại khác nhau như: Dựa vào chức năng của GV khi tham gia các hoạt động giáo dục HS. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình huống. Dựa vào biểu hiện của tình huống, đơn giản hay phức tạp, nguy hiểm hay khơng nguy hiểm, tích cực hay tiêu cực. Để thuận lợi cho việc giải quyết, ta có thể chia các tình huống thành các loại sau đây.

+ Tình huống diễn ra giữa HS với HS + Tình huống diễn ra giữa GV với HS

+ Tình huống diễn ra giữa GV với các lực lượng giáo dục trong và ngồi trường

- Các bước xử lý tình huống:

+ Thứ nhất, phát hiện tình huống có vấn đề.

+ Thứ hai, lắng nghe người khác một cách tích cực về vấn đề xảy ra.

+ Thứ ba, tìm hiểu thu thập thơng tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau, để có thể xác định được chính xác những gì đang xảy ra.

+ Thứ tư, nhận dạng chính xác vấn đề trong tình huống. Bước này địi hỏi giáo viên phải tỉnh táo hiểu được động cơ hành động của những người có liên quan trong tình huống.

+ Thứ năm, xác định cách, các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long​ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)