c) Trao đổi qua điện thoạ
2.2.2. Nội dung, cách thức phối hợp
2.2.2.1. Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật cho học sinh
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trƣờng hiện đại. Có rất nhiều nội dung trong lĩnh vực này nhƣ: Phòng chống tệ nạn xã hội, Giáo dục luật an toàn giao thông, Phòng chống đuối nƣớc, cứu nạn cứu hộ, Phòng chống cháy nổ.... Lực lƣợng xã hội trực tiếp và chuyên nghiệp nhất mà GVCN (thông qua sự sắp xếp của BGH) cần phối hợp là công an.
Hàng năm, BGH trƣờng THPT Hà Huy Tập thƣờng mời các lực lƣợng xã hội chuyên nghiệp về tổ chức các chuyên đề giáo dục. Do quy mô số lớp, số học sinh đông, để hoạt động hiệu quả, ban tổ chức cho các GVCN đăng kí lịch, đăng kí nội dung tham gia để phù hợp với đặc điểm học sinh, thời gian, ... Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các kĩ năng, nhận thức đƣợc sự chuyên nghiệp, bài bản mà các chuyên gia đƣa đến cho học sinh, chúng tôi thƣờng đăng kí tất cả các chƣơng trình, yêu cầu học sinh sắp xếp thời gian để tham gia 100%, kêu gọi sự ủng hộ và đồng thuận tuyệt đối của phụ huynh.
Các nội dung tích hợp kĩ năng của giáo viên phổ thông vẫn nặng tính lí thuyết, còn nội dung giáo dục của các lực lƣợng xã hội chuyên nghiệp mang tính thực hành cao. Vì vậy học sinh hào hứng học tập, rèn luyện nên rất hiệu quả.
Đăng kí cho HS thực tập kĩ năng cứu nạn, phòng cháy ( nhà trường và công an tổ chức)
Phối hợp với Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức cho học sinh trải nghiệm kĩ năng sinh tồn
Ở hoạt động trải nghiệm này, khâu tổ chức chƣơng trình tổng thể thƣờng là của Ban giám hiệu và Đoàn trƣờng nên công việc của GVCN khá đơn giản. Nhiệm vụ của GVCN trong sự phối hợp với đơn vị tổ chức, với phụ huynh chủ yếu là quá trình học sinh thực hành trải nghiệm (đi lại, ăn uống, nhắc nhở đảm bảo an toàn)
2.2.2.2. Tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm, giáo dục hƣớng nghiệp
Nếu hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật ở trƣờng Hà Huy Tập là hoạt động bài bản trên quy mô toàn khối, toàn trƣờng, GVCN là ngƣời tham gia, phối hợp thì trải nghiệm hƣớng nghiệp lại là hoạt động thuộc về nhiệm vụ của ngƣời GVCN. Từ khi thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành 2006, chúng ta đã làm quen với nhiệm vụ này. Có nhiều cách thức, con đƣờng trải nghiệm, hƣớng nghiệp. Từ trƣớc đến nay, chúng ta bám nhiều vào giáo trình và giáo dục nhiều về lí thuyết. Thực hành là con đƣờng ngắn nhất và hiệu quả nhất, đúng tinh thần của hai chữ “trải nghiệm”, “hƣớng nghiệp”.
Để học sinh có những nhận thức đúng đắn, chính xác, toàn diện về cuộc sống, về học tập, về lao động, về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, có những kiến thức thực tế về nghề nghiệp trong xã hội, hiểu giá trị của lao động
nghiêm túc, biết trân quý thành quả lao động, biết tu dƣỡng bản thân và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn với bản thân mình sau này, GVCN phải tổ chức cho học sinh tham quan các trang trại, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ, trƣờng nghề, trƣờng đại học..
Phối hợp với Chi nhánh ngân hàng VIB cho học sinh trải nghiệm đơn vị kinh doanh dịch vụ
Phối hợp với nhà máy gạch Granit Trung Đô cho học sinh trải nghiệm đơn vị sản xuất
- Trƣớc hết, về khâu lên kế hoạch
+ GVCN và CMHS thống thất kế hoạch từ phiên họp đầu năm: sẽ tổ chức trải nghiệm lĩnh vực nào? Ở đâu? Thời gian phù hợp.
+ GVCN và đại diện CMHS duyệt kế hoạch với Ban giám hiệu. - Thứ hai, về lựa chọn điểm trải nghiệm hƣớng nghiệp
Về lí thuyết, các điểm đến có thể ở nhiều địa phƣơng khác nhau, đa dạng các lĩnh vực hoạt động. Nhƣng để thuận lợi và tiết kiệm chi phí, chúng tôi thƣờng chọn các điểm đến ngay trong thành phố nhƣ xí nghiệp, nhà máy ở khu công nghiệp Bắc Vinh, một vài chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm ở gần trƣờng THPT Hà Huy Tập, các trƣờng nghề, trƣờng đại học ngay trong thành phố nhƣ Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, Đại học kinh tế Nghệ An, Đại học Vinh...
- Thứ ba, phối hợp với các cơ sở, nhà máy, trƣờng học để triển khai kế hoạch, tổ chức cho HS trải nghiệm.
+ GVCN đến cơ sở, trƣờng học xin phép đƣợc đƣa học sinh đến tham quan, xác định ngày, giờ tham quan.
+ Mời cán bộ, nhân viên tại cơ sở giới thiệu những nội dung cần thiết. + Thống nhất cách đánh giá buổi tham quan (GVCN hoặc cán bộ cơ sở) - Thứ tƣ, tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm theo kế hoạch - Thứ năm, hƣớng dẫn học sinh viết bài/phiếu thu hoạch
Ở góc độ GVCN, chúng tôi tổ chức cho học sinh đi tham quan để trải nghiệm, hƣớng nghiệp. Hoạt động này cũng có thể tổ chức thành chƣơng trình “hai trong một” nếu giáo viên lên kế hoạch cho bài học tích hợp “dạy học gắn
với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương” phù hợp với chuyên môn sâu
của giáo viên. Bên cạnh việc hƣớng nghiệp, điểm đáng chú ý là, học sinh sẽ thu hoạch đƣợc rất nhiều kỹ năng “mềm” khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, nhƣ: kỹ năng khai thác, tìm hiểu thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý vấn đề, quan sát… để từ đó hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán...