Tổ chức sản xuất bưởi ở trang trại ông Bùi Huy Hạnh

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ trong sản xuất bưởi tại trang trại xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổ chức sản xuất bưởi ở trang trại ông Bùi Huy Hạnh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

* Vị trí địa lý

Tứ Kỳ là một huyện mới được tách từ huyện Tứ Lộc cũ theo Quyết định số 05/QĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về việc tách huyện Tứ Lộc thành hai huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc, hoạt động chính thức ngày 01 tháng 3 năm 1996 theo đơn vị hành chính đã được phân cấp. Cùng ngày 01 tháng 3 năm 1996 huyện Tứ Kỳ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động.

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Hải Dương, nằm giữa châu thổ sơng Hồng.

Phía Bắc huyện giáp với thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc Phía Nam giáp huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phịng

Phía Đơng giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phịng

Phía Tây giáp với huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đường 191(nay là đường 391) nối

Quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đi Hải Phịng, Thái Bình, cách Hà Nội 60 Km về phía Tây Bắc, cách Hải Phịng 40 Km về phía Nam và Đơng Nam, cách thành phố Hải Dương 14 Km về phía Tây Bắc; bao bọc xung quanh huyện là 02 tuyến sơng Thái Bình và sơng Luộc. Với vị trí trên là điều kiện cho huyện phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh…

Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nghiên cứu. Khí hậu thuận lợi giúp cây sinh trưởng tốt và ngược lại. Do đó, chúng ta cần nắm vững mối quan hệ giữa sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng với thời tiết, khí hậu.

Cây bưởi sống lâu năm, khi gặp khí hậu thời tiết thuận lợi cây sẽ ra nhiều lộc và lộc sinh trưởng khỏe mạnh hơn, từ đó cây sẽ có hình thái ổn định hơn, sớm bước vào giai đoạn kinh doanh và sẽ đạt năng suất cao; khi khí hậu bất lợi cây sẽ sinh trưởng kém.

Tứ Kỳ là vùng đất được hình thành do phù sa sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Đơng Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, lượng mưa từ 1.500-1.600 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 80%). Độ ẩm bình quân hàng năm 85%.

4.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Trang trại đã làm thay đổi đáng kể nông nghiệp và nơng thơn Việt Nam trong đó có Hải Dương.

Phát triển trang trại ở Hải Dương đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề đất sản xuất. Các địa phương khơng cịn quỹ đất mới để giao cho nông hộ làm trang trại. Phần lớn các nông hộ phải dồn điền đổi thửa, mua bán, thuê mướn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của nhiều chủ khác nhau với nhiều loại đất khác nhau để có khu đất tương đối tập trung, quy mơ lớn cho việc hình thành trang trại. Nhân tố quan trọng làm tăng số lượng các trang trại ở Hải Dương là bởi sự chuyên dao nông nghiệp của tỉnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỷ trọng các ngành trồng cây ăn quả.

Dương đã tận dụng khai thác triệt để những lợi thế về đất, nguồn lao động dồi dào, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và ứng dụng khoa học kỹ thật, công nghệ... để tạo ra cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phù hợp với cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trang trại Bùi Huy Hạnh của huyện Tứ Kỳ cịn gặp một số khó khăn, như: thiếu quy hoạch, kế hoạch đồng bộ về phát triển kinh tế xã hội gắn với kinh tế trang trại của địa phương. Chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích dẫn đến tình trạng chủ trang trại không yên tâm đầu tư vào kết cấu hạ tầng kỹ thuật và thâm canh để có hiệu quả lâu dài. Quy mơ trang trại cịn nhỏ, khơng ổn định, trình độ sản xuất, quản lý của nhiều chủ trang trại còn yếu, lao động chủ yếu có trình độ phổ thơng giản đơn. Thiếu vốn và khó tiếp cận tín dụng đối với trang trại: Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư, cải tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đi lại, vận chuyển, cấp, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất của trang trại.

Trang trại Bùi Huy Hạnh đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đặc biệt là các giống bưởi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.1.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Trang trại tập trung sản xuất 1 số loại cây ăn quả chính như bưởi Quế Dương, bưởi Diễn,bưởi Da Xanh ngồi ra cịn trồng 1 số loại như táo, ổi, chanh, cam sành và 1 số rau quả để phục vụ cho nhu cầu ăn uống cho công nhân ở trang trại.

Dưới đây là bảng thể hiện tình hình sản xuất một số cây trồng chính của trang trại trong 3 năm gần đây.

Bảng 4.1 Diện tích sản xuất một số cây trồng chính của trang trại Bùi Huy Hạnh trong 3 năm gần đây

Loại cây trồng Bưởi Tranh Táo Ổi Tổng

Về lĩnh vực sản xuất cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất bưởi,tuy trang trại đã thành lập từ năm 2005,nhưng đến mấy năm gần đây (3 năm) mới bước vào đầu tư trồng và kinh doanh cây ăn quả,nên chưa tính được năng suất và chất lượng.về diện tích trồng cây đã được thay đổi, do đã được quy hoạch theo từng khu với từng loại cây rồng khác nhau.

4.1.4 Tình hình sản xuất ngành chăn ni

Trang trại được thành lập từ năm 2005 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi lợn sinh sản do Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung cấp 2 giống lợn LANDRAT - YORSHIRE và PITRAIN – DUROC. So với giống lợn nái nền của Việt Nam, giống lợn nái ngoại có tính ưu việt hơn hẳn: Lợn nái nội mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng 8 con lợn thịt nhiều mỡ, lợn giống nái ngoại mỗi năm đẻ 2 - 3 lứa, mỗi lứa đẻ tới 11 con lợn, thịt săn chắc, tỷ lệ nạc rất cao.Với số vốn đầu lên tới gần 20 tỷ đồng qua nhiều năm hoạt động, Trang trại của ông Hạnh là một trong những trang trại chăn nuôi tư nhân qui mô lớn nhất tỉnh. Đây là ngành sản xuất chủ đạo của trang trại, đem lại nguồn thu lớn mỗi năm. Hiện trạng sản xuất ngành chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi tại trang trại Bùi Huy Hạnh

Loại gia súc/gia cầm

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình sản xuất ngành chăn nuôi tại trang trại tương đối ổn định.

Về sản xuất lợn giống trang trại luôn giao động trên 1000 con cụ thể năm 2015 số lợn nái tham gia sinh sản của trang trại là 1220, năm 2016 là 1250 năm 2017 là 1316. Số lượng lợn nái tại trang trai có xu hướng tăng nhưng khơng đáng kể. Điển hình từ năm 2015 – 2016 tăng 30 con và tăng thêm 66 con từ năm 2016 đến năm 2017. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sản xuất lợn tại trang trại có tính ổn định cao.

Với số lượng lợn nái lớn mỗi năm trang trại cho xuất chuồng khoảng 20 lứa lợn con, tổng số lợn con mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 28.000 đến 30.000 con/năm, doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

Vềgà và ngan mỗi năm trang trại nuôi 1000 con gà và 100 con ngan chủ yếu cung cấp thức ăn, phục vụ cho công nhân tại trang trại, số lượng nuôi ổn định và không thay đổi qua các năm.

- Chăn ni cá: Hiện trang trại có 2 ao ni cá với diện tích 0,5 ha. Để ni một số loại cá như trắm đen, trắm cỏ và cá chép, với mục đích cung cấp sản phẩm tại chỗ cho cơng nhân và thị trường trong xã.

Với số lượng chăn nuôi như vậy, chất thải từ chăn nuôi là nguồn cung cấp dinh dưỡng lớn cho trồng trọt. Vì vậy cây trồng ở trang trại sinh trưởng rất tốt, dự tính cho năng suất cao.

4.1.5. Cách thức kết nối sản xuất với tiêu thụ

Trang trại Bùi Huy Hạnh trồng cây ăn quả ngày càng vững mạnh, đời sống của công nhân được cải thiện, cơ sở vật chất của trang trại ngày một tăng cường. đã hình thành những mối liên kết giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với doanh nghiệp... trong sản xuất, mở rộng quy mô, tạo nguồn hàng phong phú cho thị trường.

Để giúp cho trang trại yên tâm sản xuất, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến và chân hàng cho xuất khẩu, năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định 80 về một số chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản thơng qua hợp đồng.

Trong hoạt động, trang trại luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích cho cơng nhân. Trang trại duy trì thực hiện mơ hình liên kết “4 nhà”, phối hợp chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra. Đối với đầu vào, trang trại thường xuyên liên kết với các cơng ty phân bón và bảo vệ thực vật để ký hợp đồng cung cấp phân bón giá gốc hoặc trả chậm để tiếc kiệm chi phí đầu vào.

Nhờ thực hiện tái cơ cấu ngành cây ăn quả, xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm đã giúp trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương không phải lo lắng với tình trạng "được mùa, rớt giá” bởi sản phẩm làm ra đến đâu được các doanh nghiệp, thương lái tiêu thụ hết đến đó.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ trong sản xuất bưởi tại trang trại xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w