3.1. Kết luận:
Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ Mầm non có một vai trò rất to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kỹ năng phân tích một cách trình tự và chính xác của các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ Mầm non còn có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tiềm tòi, quan sát…. Thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Giúp trẻ học tốt môn toán qua các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn là nâng cao
lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực. Để đạt được mục tiêu quan trọng đó chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp giáo dục nhằm đem lại kết quả tốt.
Tôi thấy rằng trẻ đã nắm và hiểu rõ các thuật ngữ toán học một cách chính xác, sử dụng đúng từ, đúng nghĩa. Mặt khác việc tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, được trải nghiệm và tạo cơ hội để trẻ tham gia trực tiếp các hoạt động. Giáo viên sẽ thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức tiết học dưới dạng tổ chức các trò chơi, thông qua các hoạt động trong ngày hoặc tổ chức cho trẻ thi “Đố vui”…ở mọi lúc mọi nơi cô giáo cần lồng ghép các kiến thức toán để cung cấp cho trẻ. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới còn phải thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hình khối cho trẻ.
Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn luyện, củng cố làm quen những kiến thức, kỹ năng về hình khối như phân biệt nhận biết các dạng từ đơn giản đến phức tạp, kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa học mà tôi đã đưa ra.
Trong quá trình dạy mẫu giáo, đồ dùng đồ chơi trực quan thường là các vật thật và các vật có tính tạo hình. Ở trẻ nhỏ những biểu tượng toán học được hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ với sự tham gia của các giác quan, vì vậy việc sử dụng đồ dùng đồ chơi phong phú tạo điều kiện cho tất cả trẻ được tham gia hoạt động, qua đó trẻ lĩnh hội được các mối quan hệ về số lượng và không gian của các vật. Sự thao tác với các mô hình có tác dụng giúp trẻ trừu tượng hóa những dấu hiệu cơ bản của đối tượng khỏi những dấu hiệu không cơ bản. Tính trực quan cũng cần thay đổi dần theo lứa tuổi trẻ và phụ thuộc vào mối tương quan giữa tính cụ thể và tính trừu tượng của nội dung dạy học ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học
Những hình ảnh trực quan sẽ giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đúng đắn và trẻ sẽ nhanh chóng thu nhận các biểu tượng hơn thông qua quá trình tri giác. Để làm được điều đó thì đồ dùng trực quan trong dạy học phải đẹp, thu hút sự chú ý của trẻ. Cần sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng lúc và tiến hành nghiên cứu chúng trong mối liên hệ với các sự vật, hiên tượng xung quanh trẻ. Trong quá trình dạy học các vật trực quan cần được trưng bày đúng lúc và đặt ở nơi hợp lý để tất cả trẻ đều nhìn rõ và nên sử dụng nó theo một hệ thống.
3.2 Kiến nghị
*Đối với ngành giáo dục.
Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề toán để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.
Tổ chức các hội thi làm đồ dùng phục vụ cho môn toán với phương châm lấy trẻ làm trung tâm
Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.
Bổ sung hỗ chợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.
Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn toán, viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
* Đối với giáo viên.
Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi tiết dạy.
Không ngừng sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi trực quan sinh động có ích cho các giờ học toán.
Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan của tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở lớp, ở trường mà tôi đã áp dụng vào trong thực tế trong suốt thời gian qua. Từ những biện pháp này rất mong những ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ia Pal, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Người viết