Cam kết đa phương

Một phần của tài liệu MÔN học QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế chủ đề tìm HIỂU về tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO (Trang 28 - 31)

2.3. Những cam kết về lộ trình của Việt Nam đối với các quốc gia thành viên kh

2.3.1. Cam kết đa phương

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết chính thức như sau:

Kinh tế phi thị trường:

Cam kết đầu tiên mà ta cần thực hiện trong lộ trình với các nước thành viên trong WTO là chấp nhận đất nước bị coi là một nước phi thị trường trong 12 năm từ khi thực hiện ký kết, Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường". Cam kết này nhằm tránh việc ta bán phá giá trên thị trường khi tham gia vào WTO.

Dệt may:

Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa nước ngoài, chủ yếu thông qua cắt giảm thuế nhập khẩu. Việt Nam cam kết việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định của WTO về ngành dệt may. Việt Nam chắp nhận việc nếu vi phạm quy định về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì Việt Nam sẽ bị một số nước có quyền thực hiện các biện pháp trừng phạt với nước ta bằng sự trả đũa nhất định mà không có sự can thiệp của hiệp hội. Ngoài ra thì hàng dệt may của nước ta sẽ được lưu thông tại các nước thành viên mà không bị áp đặt hạn ngạch

dệt may, thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam

Trợ cấp phi công nghiệp:

Theo cam kết thì ta sẽ thực hiện việc bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm hay trợ cấp đèn đỏ theo quy định của WTO cụ thể như bãi bỏ trợ cấp về xuất khẩu (trợ cấp mà căn cứ vào kết quả xuất khẩu là các trợ cấp về nguyên vật liệu giảm thuế cho các mặt hàng xuất khẩu) và trợ cấp nội địa hóa (nhằm làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm trong nước). Tuy nhiên được ngoại trừ với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).

Trợ cấp nông nghiệp:

Như trợ cấp với phi công nghiệp thì đối với trợ cấp của nông nghiệp thì nước ta cần đảm bảo việc không thực hiện các trợ cấp xuất khẩu đối với các nông sản nhằm đảm bảo sự công bằng trong giao thông hàng hóa. Tuy nhiên trong trợ cấp của nông nghiệp thì vẫn có phần nới lỏng hơn, việc trợ cấp vẫn được thực hiện trong điều kiện cho phép. Việt Nam ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này

Đối với trợ cấp nội địa Việt Nam phải tuân thủ theo 3 loại trợ cấp:

- “Hộp xanh lá cây” yêu cầu phải là các trợ cấp, hầu như là không có tác động bóp méo thương mại và không phải là hình thức trợ giá.

- “Hộp xanh lơ” là hỗ trợ trực tiếp trong khuôn khổ các chương trình hạn chế sản xuất.

- “Hộp hổ phách” là các loại trợ cấp nội địa không thuộc hộp xanh lá cây và xanh lơ (trợ cấp bóp méo thương mại, được thực hiện trong mức cho phép).

Theo quy định của WTO thì Việt Nam cam kết thực hiện việc mở cửa cho phép lưu thông hành hóa nhập khẩu vào đất nước những ngoại trừ một số mặt hàng mang tính chất nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm.

Minh bạch hóa:

Trong nội dung cam kết về minh bạch hóa của Việt Nam đối với cả nước thành viên trong WTO bao gồm 5 nghĩa vụ chính cần thực hiện:

- Nghĩa vụ đăng tất cả các biện pháp thương mại

- Nghĩa vụ lấy ý kiến của công chúng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

- Nghĩa vụ thông báo về các biện pháp thương mại được ban hành hoặc sửa đổi. - Nghĩa vụ thành lập Điểm hỏi đáp cung cấp thông tin cho các thành viên quan tâm về các vấn đề cụ thể.

- Nghĩa vụ liên quan đến rà soát chính sách thương mại

Doanh nghiệp Nhà nước / doanh nghiệp thương mại Nhà nước:

Cam kết của ta trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ.

Tỷ lệ cổ phần để thông qua quyết định tại doanh nghiệp:

Điều 52 và 104 của Luật doanh nghiệp quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty.

Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm

Một phần của tài liệu MÔN học QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế chủ đề tìm HIỂU về tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)