Cam kết về thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đối với các quốc gia

Một phần của tài liệu MÔN học QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế chủ đề tìm HIỂU về tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO (Trang 31 - 33)

2.3. Những cam kết về lộ trình của Việt Nam đối với các quốc gia thành viên kh

2.3.2.1. Cam kết về thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đối với các quốc gia

thành viên:

Về thuế nhập khẩu:

Áp dụng thuế nhập khẩu theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên WTO. Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.600 dòng thuế, với mức thuế nhập khẩu trung bình với tất cả các mặt hàng là 13,4%, trong đó mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông nghiệp giảm từ 23,5% đến 20,9%, hàng công nghiệp giảm từ 16,8% đến 12,6%, lộ trình 5-7 năm. Trong Biểu cam kết, thuế sẽ thực sự được cắt giảm với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5%); giữ nguyên mức thuế với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5%); thuế cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30%), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. Những mặt hàng không đưa vào diện cam kết cắt giảm thuế quan là những mặt hàng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, thuần phong mĩ tục, trật tự công cộng, đạo đức xã hội.

Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng gia cầm, đường tinh luyện và đường thô, lá thuốc lá, muối.

Việt Nam cũng tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành hàng, theo đó các mặt hàng theo hiệp định sẽ được cắt giảm thuế quan xuổng mức cực thấp (thậm chí 0%) với lộ trình 3-5 năm.

Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền

kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.

Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Về thuế nội địa:

Việt Nam tuân thủ nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), tức là không được áp thuế phân biệt giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Tại thời điểm xin gia nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho rượu và bia nhập khẩu cao hơn so với rượu và bia sản xuất trong nước. Việt Nam cam kết trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO sẽ điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp quy định của WTO.

Về thuế xuất khẩu:

Cam kết về thuế xuất khẩu được ví như cam kết “WTO cộng”. Vì trên thực tế WTO không có quy định nào yêu cầu các nước xin gia nhập phải cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên như Hoa Kỳ, Australia, Canada, EU đã yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết về thuế xuất khẩu): Cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen từ 35% xuống 17% trong 5 năm; Giảm thuế phế liệu kim loại màu từ 45% xuống 22% trong 5 năm; Không cam kết ràng buộc về thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu MÔN học QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC tế chủ đề tìm HIỂU về tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI WTO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)