CHƢƠNG 1 : HÌNH THÀNH Ý TƢỞNG
2.6. Khảo sát các yếu tố ràng buộc, rủi ro
- Mục đích kháo sát: Tìm hiểu các yếu tố ràng buộc, rủi ro nào hiện diện hoặc tiềm ẩn ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm hay làm cho ý tƣởng sản phẩm trở nên không khả thi.
- Phƣơng pháp tiến hành: Đặt giả thiết các tính chất không mong muốn đối với sản phẩm để tìm ra các yếu tố rủi ro chính cũng nhƣ các yếu tố ràng buộc của sản phẩm và tìm kiếm thông tin thêm trong sách báo.
- Kết quả:
Chất lƣợng sản phẩm:
a) Thành phần:
Thành phần của các ý tƣởng sản phẩm chủ yếu đều từ tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng phụ gia và chất bảo quản thay vào đó và áp dụng công nghệ thanh trùng để kéo dài thời gian bảo quản.
b) Dinh dƣỡng:
Sữa gạo lứt khoai lang với nguyên liệu là sữa bột gầy có hàm lƣợng chất béo không quá 1%. Phối trộn cùng các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên giàu chất xơ (gạo lứt và khoai lang) nên sản phẩm có hàm lƣợng protein thấp, làm lƣợng carbonhydrate cao. Đây chính là xu hƣớng sử dụng thực phẩm vài năm gây đây khi tỉ lệ béo phì ngày càng gia tăng, ngƣời ta cần một thức uống healthy hơn. Đối với sữa gạo lứt yến mạch và sữa khoai lang yến mạch thì có hàm lƣợng protein nhiều hơn, có thể sẽ làm tăng thêm độ ngậy của sữa dễ làm ngƣời tiêu dùng bị ngán, không muốn sử dụng nhiều.
c) Bao bì:
Đảm bảo đƣợc chất lƣợng bao bì và phải tìm đƣợc nguồn cung ứng bao bì đảm bảo chất lƣợng.
d) Hạn sử dụng:
Do không sử dụng chất bảo quản nên sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày, đây cũng là điểm yếu của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng.
Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng: Nhƣ đã trình bày ở trên, cuộc sống càng phát triển con ngƣời ta càng coi trọng sức khỏe, nên một sản phẩm góp phần hỗ trợ sức khỏe sẽ rất đƣợc “hoan nghênh” nhƣng song song đó cũng sẽ chịu nhiều áp lực rất lớn tự phía ngƣời tiêu dùng về sự lực chọn gắt gao cũng nhƣ các nghi vấn đặt ra liệu sản phẩm có thật sự hỗ trợ đƣợc cho sự giảm cân và sức khỏe của họ nhƣng những gì đã quáng cáo hay không? và lúc này điều công ty cần có là một đội ngũ maketing chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao để có thể truyền đạt các điểm nổi bật nhất của sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng.
Quy trình sản xuất:
a)Thiết bị sản xuất: Trang thiết bị sản xuất hiện đại cần ngƣời có kĩ năng và kinh nghiệm quản lí, vận hành.
b)Nguyên vật liệu: Các ý tƣởng đều có nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ tìm tuy nhiên cần có nguồn thu mua lớn.
Đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm mới đƣợc ra mắt thị trƣờng nên chƣa tạo dựng đƣợc uy
tín với khách hàng và phải đối mặt với các thƣơng hiệu lớn mà khách hàng khá ƣa chuộng và tin tƣởng.
Giá cả: Trên thị trƣờng những thƣơng hiệu lớn đã có chỗ đứng vững chắc, vì vậy giá cả của một sản phẩm mới sẽ ảnh hƣởng đến việc lựa chọn của ngƣời tiêu dùngảnh hƣởng đến lợi nhuận sản phẩm.
Pháp luật: Thực phẩm là một trong những ngành chịu sự quản lí của nhà nƣớc.
Kênh phân phối: Vì là đơn vị sản xuất mới nên thiếu kinh nghiệm trong khâu phân
phối và quản bá thƣơng hiệu.
Hàng giả, hàng nhái: Việc hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu xuất hiện ngày càng phổ biến và tinh vi trên thị trƣờng gây thiệt hại đến loại ích và uy tín của sản phẩm.