1. Quan diểm về tỷ giá hối đoái hợp lý.
Sẽ là khó khăn khi nói chế độ tỷ giá hối đoái nh thế nào là tối u nhất? Không có một công thức tỷ giá hối đoái đơn giản áp dụng cho mọi quốc gia vào mọi thời kỳ, bởi tỷ giá hối đoái là một vấn đề nhạy cảm và cần phải xây dựng nó trong mối quan hệ chặt với các yếu tố nh lãi suất, lạm phát, xuất nhập khẩu ...Chính sách tỷ giá hối đoái cũng đồng thời phải hớng tới thoả mãn cả hai điều kiện mâu thuẫn nhau: ổn định và linh hoạt. Chế độ tỷ giá hối đoái ổn định đợc sử dụng để kiềm chế lạm phát, gây dựng lòng tin và sự ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi đó chế độ tỷ giá linh hoạt duy trì đợc sức cạnh tranh và che chở nền kinh tế trớc các cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên cả hai đều không phải là không có vấn đề giữa ổn định và linh hoạt, yếu tố nào quan trọng hơn. Nó đ- ợc áp dụng với những thời kỳ nào?. Phải tuỳ theo sự biến động của nền kinh tế chúng ta mới có thể đa ra chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp với Việt Nam. Muốn đạt đợc điều đó chúng ta phải giải quyết đợc những vấn đề sau:
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. - Chính sách tỷ giá hối đoái phải nằm trong khuôn khổ chiến lợc phát triển của Việt Nam, phải điều hoà mối quan hệ giữa tỷ giá với lãi suất, lạm phát...
Nh vậy, tỷ giá phải vừa ổn định vừa linh hoạt, nên chăng chúng ta thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái ổn định trong ngắn hạn và linh hoạt trong dài hạn? Có nghĩa là tỷ giá hối đoái cần phải đợc giữ ổn định để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời thờng xuyên đợc điều chỉnh để duy trì sức cạnh tranh quốc tế và phản ứng trớc các cú sốc.
2. Một số giải pháp cho việc xác định và điều hành tỷ giá Việt Nam trong thời gian tới. trong thời gian tới.
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đã có những bớc thay đổi lớn qua từng thời kỳ và thực tế chúng ta đã đạt đợc một số thành quả đáng kể: Kiềm chế lạm phát, ổn định môi trờng kinh tế vĩ mô, tạo lòng tin trong nhân dân và các nhà đầu t vào Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ giá vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nổi bật là tính kém ổn định và kém linh hoạt. Trớc những thay đổi và những thách thức mới cần phải có cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái thích hợp hơn để thực hiện mục tốt hơn các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện tăng tr- ởng và phát triển kinh tế, chúng ta cần phải nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực:
Thứ nhất: ổn định tiền tệ, duy trì tỷ giá ở mức cung cầu thị trờng. Chúng ta đã biết rằng trong những năm gần đây do ảnh hởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á và sau đó là sự suy thoái nặng nề cuả nền kinh tế toàn cầu, thì việc VNĐ liên tục giảm giá là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải có những tính toán hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Thứ hai: Việc quản lý tỷ giá phải tách khỏi những quyết định mang tính chính trị, bởi việc điều hành tỷ giá mang tính quyết định tơng đối, có quyết
định điều chỉnh tỷ giá độc lập mới có thể bám sát tình hình kinh tế và theo kịp diễn biến cung cầu trên thị trờng.
Thứ ba: Phải thành lập bộ phận chuyên theo dõi biến động của tỷ giá cả trong và ngoài nớc, tính toán và theo dõi tơng quan sức cạnh tranh của VNĐ, đảm bảo cho đồng Việt Nam ở mức thực tế. Nhiều khi tỷ giá sẽ phải điều chỉnh liên tục và đôi khi là ở mức mạnh theo quan hệ cung cầu thực tế nhng vẫn phải theo quan điểm nhất quán lâu dài là ổn định và linh hoạt tỷ giá hối đoái.
Thứ t: Xoá bỏ dần sự phụ thuộc của VNĐ với USD, ngăn ngừa tình trạng đôla hoá. Thực tế hiện nay, Việt Nam đang trong tình trạng đôla hoá do sự sụt giảm lòng tin của dân chúng vào VNĐ, chúng ta phải dể tỷ giá ở mức hợp lý để có thể khôi phục lòng tin và sức cạnh tranh của đồng Việt Nam trên thị tr- ờng quốc tế. Nên chăng chúng ta tiếp tục đẩy mức tỷ giá lên cao hơn nữa.
Thứ năm: Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ khá chặt chẽ, nếu tỷ giá có xu hớng tăng thì ngời ta bắt đầu quan tâm đến lãi suất và ngợc lại. Các hành vi mua bán - gửi rút ngoại tệ tạo ra dòng luân chuyển giữa VNĐ và ngoại tệ. Để xử lý tốt điều này một câu hỏi đắt ra ở đây, tỷ giá trên thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng có thể làm cơ sở để xác định giá mua, bán ngoại tệ của các NHTM, tại sao lãi suất trên thị trờng liên ngân hàng cha thể là cơ sở để các NHTM xác định lãi suất cho vay và tiền gửi của mình.
Bên cạnh đó, việc khống chế mức lạm phát trong nớc là một yếu tố vô cùng quan trọng vì lạm phát có tác động ngợc chiều với tỷ giá đồng nội tệ. Nếu không khống chế đợc mức lạm phát, thì những diễn biến trên thị trờng ngoại hối và tỷ giá hối đoái khó lòng kiểm soát đợc, dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn.
Thứ sáu: Xét về mặt lâu dài nên chăng chúng ta để một chế độ tỷ giá hối đoái tự do thả nổi?
Kết luận
Phải thừa nhận rằng, chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã thu đợc những thành quả nhất định. Sự ổn định tiền tệ và môi trờng kinh tế vĩ mô, sự nhộn nhịp của các quan hệ thơng mại, tài chính, đầu t, khoa học kỹ thuật,... là kết quả của một chính sách kinh tế liên tục, nhất quán vừa khuyến khích và ổn định tình hình trong nớc vừa tích cực mở rộng quan hệ với bên ngoài trong đó xu hớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới có sự góp phần không nhỏ của chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, linh hoạt. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là một công cụ hết sức phức tạp, kinh nghiệm điều hành cha nhiều (khoảng 10 năm), nguồn thông tin thu thập cha đầy đủ. Chính vì vậy, mặc dù rất cố gắng nhng trong công tác xác định và điều hành tỷ giá hối đoái vẫn còn nhiều hạn chế, tình hình thâm hụt cán cân thơng mại, xuất nhập khẩu, hiện t- ợng đô la hóa tràn lan là những vấn đề nóng bỏng cần phải giải quyết. Hiện nay thị trờng chứng khoán của Việt Nam đã ra đời tuy vẫn đang trong giai đoạn sơ cấp nhng đó cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, chúng ta cần phải phát triển thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng, mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, không chỉ dừng lại ở phạm vị đáp ứng nhu cầu ngoại tệ giao ngay cho xuất nhập khẩu. Để chính sách tỷ giá hối đoái đạt đợc hiệu quả mong muốn cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các chính sách kinh tế vĩ mô khác nh lãi suất, quản lý ngoại hối, xuất nhập khẩu. Các bài học về quản lý tỷ giá trớc đây là những kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta từng bớc xác định và điều hành một chế độ tỷ giá ngày một hoàn hảo hơn.
Tài liệu tham khảo 1. Tiền tệ- ngân hàng và thị trờng tài chính: F.D.Miskin 2. Tài chính quốc tế- Nguyễn Văn Tiến
3. Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá và các vấn đề đối ngoại 4. Tỷ giá hối đoái, phơng pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh 5. Hệ thống chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trờng 6. Kinh doanh ngoại hối và cách xác định tỷ giá
7. Nghiệp vụ hối đoái và thanh toán quốc tế 8. Báo cáo thờng niên 1997, 1998, 1999, 2000 9. Tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế Việt Nam 10. Một số tài liệu khác