Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Tình hình nghiên cứu Sâm lai châu trong nước
1.2.5. Thực trạng và chính sách phát triển Sâm lai châu
Trong những năm gần đầy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển một cách ổn định và bền vững như Quyết định số 899/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Nhằm đẩy mạnh, khuyến khích phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về quy định chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 về việc ban hành ngành hàng, sản phẩm quan trọng khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lai Châu.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội; trong đó có Tiểu dự án phát triển vùng trồng Sâm và dược liệu quý. Chính phủ đang thúc đẩy
việc xây dựng “Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến 2045” với mục tiêu đến 2045, đưa nước Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc; hằng năm sản xuất ra được từ 500- 1000 tấn.
Về phía tỉnh Lai Châu, một số chủ trương của tỉnh gồm:
- Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu “Thông qua đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu”;
- Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/07/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu “Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”;
- Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Đánh giá chung: Những nghiên cứu về Sâm nói chung và Sâm lai
châu nói riêng trên thế giới và Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chủ yếu dừng ở mức độ phân loại. Một số nghiên cứu có đề cập đến nhân giống và trồng trọt nhưng chưa được nghiên cứu sâu, chủ yếu nhân giống phục vụ bảo tồn. Mặc dù nghiên cứu ở quy mô nhỏ, nhưng trong các cơng trình nghiên cứu này đã bước đầu thành công trong việc nhân giống và trồng.
Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước đặt ra những tồn tại cần giải quyết là cần xây dựng được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ về nhân giống và trồng từ những kết quả nghiên cứu tốt nhất để chuyển giao cho người dân trên quy mô lớn sản xuất thử nghiệm.