PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phƣơng pháp luận
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng nhằm đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện và khách quan.
3.2 Qui trình nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu trường hợp, thông qua phương pháp tiếp cận phỏng vấn sâu và nghiên cứu tài liệu nhằm phân tích, đánh giá sâu về mức độ phù hợp của hệ thống QLCL ISO9001 khi áp dụng vào lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh kinh tế- xã hội Việt Nam.
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành ban đầu với 2 trường hợp: Cả hai trường đại học đều có thời điểm áp dụng ISO9001 như nhau (2004), đều là những trường công lập có qui mô tương đương nhau về số lượng sinh viên và số lượng cán bộ viên chức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu các đối tượng như Trưởng phòng và chuyên viên phòng ĐBCL của cả 2 trường. Đồng thời kết hợp với phương pháp chuyên gia, nhằm lấy ý kiến của chuyên gia về hệ thống ĐBCL nhằm chọn mẫu nghiên cứu được chính xác. Kết quả phỏng vấn giúp cho tác giả xác định mẫu nghiên cứu: Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật tp. Hồ Chí Minh được nhận định ban đầu là đã áp dụng khá thành công hệ thống ISO9001 trong hệ thống quản lý của nhà trường.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu trường hợp với phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích tài liệu liên quan. Nguồn dữ liệu thu thập được là nguồn thông tin từ phỏng vấn và phân tích các báo cáo, tài liệu có liên quan.
Phƣơng pháp chọn mẫu:
a) Tiêu chí chọn mẫu:
Đối tượng được phỏng vấn được ưu tiên theo nguyên tắc sau:
- Thâm niên công tác & mức độ liên quan đến việc vận hành hệ thống ISO - Loại hình công tác (cơ hữu)
- Đối tượng được hưởng lợi từ hệ thống - Những nhân vật chủ chốt trong hệ thống b) Mô tả mẫu đƣợc chọn: A- Phỏng vấn sâu Đặc điểm đối tƣợng phỏng vấn STT. Chức danh Giới
tính Tuổi Thâm niên công tác
Loại hình cộng tác 1 Trưởng phòng Nam 55 33 năm Cơ hữu
2 Trưởng phòng Nữ 55 28 năm Cơ hữu
3 Chuyên viên Nữ 28 3 năm Cơ hữu
4 Giảng viên Nữ 38 4 năm Cơ hữu
5 Nhân viên Nữ 26 3 năm Cơ hữu
6 Nhân viên Nam 39 5 năm Cơ hữu
7 Sinh viên Nam 20 năm 2 Chính quy
8 Sinh viên Nữ 23 năm 4 Chính quy
B- Thu thập dữ liệu
9 Trưởng trung tâm Nam 60 36 năm Cơ hữu 10 Trưởng phòng Nam 57 34 năm Cơ hữu 11 Trưởng phòng Nam 38 13 năm Cơ hữu 12 Trưởng khoa Nam 50 28 năm Cơ hữu 13 Trưởng khoa Nam 58 12 năm Cơ hữu
14 Trưởng ban Nam 53 27 năm Cơ hữu
15 Phó phòng Nam 55 32 năm Cơ hữu
16 Phó phòng Nữ 34 10 năm Cơ hữu
17 Phó khoa Nam 39 10 năm Cơ hữu
18 Phó khoa Nữ 41 12 năm Cơ hữu
19 Phó khoa Nam 55 28 năm Cơ hữu
20 Phó khoa Nữ 33 7 năm Cơ hữu
21 Phó khoa Nam 44 22 năm Cơ hữu
c) Quy trình thực hiện:
Quá trình thực hiện phỏng vấn được thực hiện tại 03 phòng chức năng có mức độ liên quan cao nhất đến hệ thống QLCL và 02 Khoa có số lượng giảng viên và sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các báo cáo của tất cả các cấp quản lý khoa và các đơn vị tham gia vào hệ thống QLCL ISO9001
Đối tượng phỏng vấn bao gồm cấp quản lý, giảng viên, chuyên viên, nhân viên, và sinh viên của nhà trường.
Phương pháp phân tích tài liệu được thực hiện bao gồm các qui trình trong hệ thống và các báo cáo, hồ sơ về kết quả thực hiện.
Thời điểm khảo sát và đánh giá: từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2011 (1 năm)