Tỉ lệ giáo viên thực hiện theo quy trình khi ra đề kiểm tra TNKQ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 73 - 75)

Các bƣớc của quy trình Tỉ lệ

N %

1. Nghiên cứu nội dung bài học 9 100 2. Xác định mục tiêu đánh giá 5 55,6 3. Lập ma trận hai chiều 0 0 4. Biên soạn câu hỏi và lập đề kiểm tra. 9 100 5. Cùng đồng nghiệp thảo luận nội dung câu hỏi 3 33,4 6. Đánh giá đề thi, xem xét và điều chỉnh hệ thống câu hỏi. 2 22,3

(Nguồn: Tập làm đề thi TNKQ, một hoạt động nghiệp vụ bổ ích cho SV các trường Sư phạm- Trần Thế Anh, Nguyễn Hoa Lƣ, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nha Trang)

Bảng kết quả 2.4 cho thấy trong số 9 giáo viên có thực hiện quy trình chỉ có 6 giáo viên (chiếm 55,6%) xác định mục tiêu đánh giá cụ thể, phần còn lại khi phỏng vấn sâu đều trả lời chỉ hình dung chung chung về kiến thức cần kiểm tra chứ không đƣa ra một bảng mục tiêu đánh giá cụ thể nào. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu của các giáo viên khác cũng không có kết quả khả quan hơn. Hầu hết trong số họ đều trả lời mình chỉ kiểm tra khả năng nhớ bài của học sinh, tỉ lệ kiểm tra kĩ năng trong các bài kiểm tra TNKQ rất thấp và không đƣa ra tỉ lệ cụ thể cho mỗi mức độ kiến thức, kĩ năng cũng nhƣ vận dụng. Kéo theo đó, việc lập ma trận hai chiều trƣớc khi ra đề thi không có giáo viên nào thực hiện. Xây dựng bảng trọng số là một bƣớc vô cùng quan trọng trƣớc khi lập đề kiểm tra, nó giúp giáo viên xác định cụ thể mục tiêu đánh giá của mình thể hiện qua số lƣợng câu hỏi, số điểm và tỉ lệ % chiếm đƣợc của mỗi phần trên tổng số điểm và lƣợng kiến thức đƣợc dùng để kiểm tra. Bƣớc 5 (Cùng đồng nghiệp thảo luận đề) và 6( Đánh giá đề thi, xem xét và điều chỉnh câu hỏi) trong quy trình số lƣợng giáo viên thực hiện cũng rất thấp (Bƣớc 5: 3/9 GV chiếm 33,4%; Bƣớc 6: 2/9 GV chiếm 22,3%). Việc không thực hiện theo quy trình cũng nhƣ không thực hiện các bƣớc vô cùng quan trọng trong quy trình khiến chất lƣợng câu hỏi và đề thi bị ảnh hƣởng rất nhiều. Khi đó, việc xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi bài học chỉ tồn tại trên lý thuyết mà không đƣợc giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc, cũng nhƣ giáo viên hầu nhƣ không đánh giá đề thi, đánh giá câu hỏi hay đánh giá mức độ đạt đƣợc của mục tiêu sau mỗi bài kiểm tra. Nhận xét này thể hiện rất rõ trong bảng tổng kết 2.5

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)