:Phân tích điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRÀ VỐI THẢO MỘC (Trang 30 - 34)

Sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu

Trà thanh nhiệt Dr. Thanh

Hiện sản phẩm đang được bán rộng rãi tại các kên cửa hàng tiện ích, dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Sản phẩm làm từ 9 loại thảo mộc tự nhiên, giúp thanh lọc từ bên trong, tạo vẻ tươi tắn bên ngoài.

Một số người tiêu dùng có hành động quay lưng lại với các sản phẩm của công ty do các vụ bê bối của công ty như: “Con ruồi trong chai nước”, nợ lương công nhân.

Trà Lipton

Sản phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ: khả năng chống ung thư, giảm cân hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch,…

Sản phẩm có sử dụng hương liệu ( hương mật ong giống tự nhiên), có một bộ phận người tiêu dùng không thích sử dụng sản phẩm có bổ sung thêm phụ gia, hương liệu

Trà Ô Long Tea- plus

Hiện tại đây là sản phẩm được giới trẻ đặc biệt là sinh viên biết đến rộng rãi, đang được phân phối rộng rãi trên khắp các kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi lớn nhỏ. Giá thành tương đối hợp lý: 10.000 đồng / chai 350ml.

Hương vị tương đối phù hợp với sở thích của người Việt.

Sản phẩm phải bổ sung đường mới có vị ngọt, không phù hợp với những người phải kiêng đường. Nếu ô long không đường thì hơi khó uống và kén người tiêu dùng hơn, khó tiêu thụ.

Trà Thảo Dược Boganic

Đây là thức uống giúp giải nhiệt, thanh lọc, mát gan đặc biệt phù hợp với những người uống rượu bia, mỡ trong máu, uống thuốc tây, mụn do nóng gan, những người thường ăn uống bên ngoài bị tổn thương về gan, gan nhiễm mỡ. Thể tích chai hơi nhỏ, sản phẩm sử dụng chất tạo hương, chất ổn định. Khó tiếp xúc với khách hàng thích sử dụng sản phẩm thuần tự nhiên.

2.3. Phân tích môi trường kinh tế xã hội 2.3.1. Mục đích.

Thu thập các thông tin kinh tế xã hội, xu hướng tiêu dùng dành cho ngành nước giải khát. Từ đó phân tích về độ tương ứng và phù hợp đối với sản phẩm mà nhóm đang phát triển.

2.3.2. Phương pháp tiến hành:

Thực hiện tìm kiếm trên các trang báo điện tử, báo giấy, tài liệu có uy tín

2.3.3. Kết quả:

Theo BMI, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019. Tổng doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống đạt 975.867 tỷ đồng vào năm 2020. Đóng góp của thực phẩm và đồ uống khoảng 15,8% GDP. Ngành đồ uống tại Việt Nam luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nguyên nhân là do tăng trưởng trong nước luôn duy trì mức 7% / năm so với 2% của Pháp và Nhật.

Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam (khoảng 35% tổng chi tiêu dùng). Ước tính sẽ có khoảng 17 triệu hộ gia đình trung lưu ở Việt Nam vào năm 2030. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ ba về số lượng người tiêu dùng và lớn thứ năm về tổng chi tiêu cho mặt hàng này ở Đông Nam Á. đến năm 2030.

Theo thống kê về thị trường đồ uống Việt Nam năm 2020 có:

• 85% sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm của thị trường đồ uống Việt Nam là nước giải khát, trà hòa tan, nước trái cây các loại và nước tăng lực. 15% còn lại do nước khoáng đóng góp.

• Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát mỗi năm.

• Ước tính đến năm 2021, sản lượng nước giải khát các loại của Việt Nam đạt từ 8,3 - 9,2 tỷ lít.

Giá trị đồ uống không cồn tại Việt Nam trong năm 2018 tăng trưởng 7% so với năm trước. Theo GSO, năm 2015 trở lại đây, ngành sản xuất đồ uống có cồn và không cồn trong nước chiếm tỷ trọng 4,5% trong nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ, đóng góp ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kể từ năm 2019, thị trường đồ uống của Việt Nam đã bị đình trệ và giảm sút đáng kể. Song, do đã trở thành nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nên thị trường nước giải khát Việt Nam vẫn hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Hiện nay, theo VBA, cả nước có khoảng 1800 cơ sở sản xuất nước giải khát. Số liệu từ vtown.vn cho biết, trà là sản phẩm được ưa chuộng nhất với 36,97% thị phần. Nước tăng lực chiếm vị trí tiếp theo với 18,28%, nước ép trái cây với 10,91% và nước khoáng với 5,45%.

Có thể thấy, với thị trường nước giải khát có gần 2.000 cơ sở sản xuất nước giải khát, cùng với mức tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể phá hủy uy tín thương hiệu đã mất nhiều năm gây dựng. Chẳng hạn, phải đến năm 2018, Tân Hiệp Phát mới lấy lại được uy tín trước đây và giải quyết ổn thỏa khủng hoảng.

Với lối sống hiện đại ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến sức khỏe của mình nên luôn muốn tìm kiếm những sản phẩm có lợi cho bản thân hơn. Vì vậy, trong tương lai, các doanh nghiệp nước giải khát nên hướng đến cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe.

Hình . Xu hướng gia tăng tiêu dùng thực phẩm - đồ uống trong chi tiêu hàng tháng

thu hút khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu điểm yếu và điểm mạnh của thị trường là điều cần thiết để có thể tạo ra một chiến dịch hiệu quả. Thị trường cuối năm của ngành đồ uống Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, là cơ hội cũng như thách thức cho những ai có ý định bước chân vào ngành này.

2.4. Tìm hiểu các luật, quy định của chính phủ 2.4.1. Mục đích

Tìm hiểu các luật, quy định của chính phủ quy định về các chỉ tiêu của sản phẩm nước trà đóng chai. Quy định của chính phủ về giới hạn tối đa của các loại phụ gia, hóa chất (nếu có) được sử dụng trong quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm. Quy định về nồng độ, số lượng vi sinh vật cho phép có mặt trong sản phẩm trà túi lọc,....

2.4.2. Phương pháp tiến hành:

Tìm hiểu các luật, quy định (còn hiệu lực) đã được học trong các môn như Vệ sinh an toàn thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và luật thực phẩm; các chỉ tiêu vi sinh trong môn Phân tích vi sinh thực phẩm; các chỉ tiêu hóa học, hóa lý trong môn Hóa học thực phẩm, Vật lí thực phẩm,...

2.4.3. Kết quả

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5042:1994 NƯỚC GIẢI KHÁT

TCVN 5042-1994 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các phương pháp thử của ISO, FAO, AOAC, SEV và các tài liệu chuyên ngành khác.

TCVN 5042-1994 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực I biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

YÊU CẦU VỆ SINH

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu vệ sinh và phương pháp thử đối với các loại nước giải khát có độ cồn thấp (bia, nước giải khát lên men, nước giải khát pha chế có rượu nhẹ …) và nước giải khát không có cồn (cam, chanh, côca, nước khoáng ngọt…).

1. Yêu cầu vệ sinh 1.1. Chỉ tiêu hóa vệ sinh

1.1.1. Không được sử dụng axit vô cơ (HCl, H2SO4, HNO3…) để pha chế nước giải khát.

1.1.2. Hàm lượng kim loại nặng (mg/l), theo qui định của Bộ y tế (QĐ 505, 4-1992).

1.1.3. Phẩm màu, hương liệu, chất bảo quản, chỉ được sử dụng những loại theo danh mục qui định hiện hành (QĐ 505/BYT).

Không được phép sử dụng những loại phụ gia không rõ nguồn gốc, mất nhãn, bao bì hỏng.

Đối với các phụ gia mới, hóa chất mới, nguyên liệu mới, muốn sử dụng để pha chế, bảo quản nước giải khát, phải xin phép Bộ Y tế.

1.1.4. Chất ngọt tổng hợp (Saccarin, dulsin, cyclamat…): không được sử dụng để pha chế nước giải khát. (Trường hợp sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân kiêng đường phải xin phép Bộ y tế và ghi rõ tên đường + mục đích sử dụng trên nhãn).

1.2. Chỉ tiêu vi sinh vật

1.2.1. Đối với nước giải khát không cồn, theo qui định trong bảng 1. [10]

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TRÀ VỐI THẢO MỘC (Trang 30 - 34)