Tác động của đề tài đến học sinh

Một phần của tài liệu SKKN đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục ở trường THPT miền núi (Trang 40 - 45)

IV. Hiệu quả của đề tài

2. Tác động của đề tài đến học sinh

2.1. Hỗ trợ tâm lý, tăng gắn kết cho học sinh

Qua việc khảo sát sử dụng mạng xã hội của học sinh, và quá trình thực hiện đề tài nhóm chúng tơi nhận thấy truyền thơng trường học góp phần hỗ trợ tâm lý cho các em. Nhiều em đã chọn cách chia sẻ tâm tư, thắc mắc, khó khăn gặp phải trong cuộc sống cũng như học tập với giáo viên chủ nhiệm thông qua các kênh kết nối mạng xã hội mà việc nói trực tiếp đối với các em là khó khăn khơng thể thực hiện được. Giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường cũng như các tổ chức trong Nhà trường đễ dàng nắm bắt tâm lý, tình cảm của các em hơn từ đó có các biện pháp giáo dục, định hướng tốt nhất cho các em.

Khi được hoạt động trong một nhóm, giao lưu kết bạn gồm các thành viên của lớp, trường thì các em gắn kết, học hỏi lẫn nhau tương tác với bạn bè một cách dễ dàng hơn. Không chỉ gắn kết các em đang là học sinh, việc chia sẻ các kỉ niệm về mái trường THPT mình đã theo học giữa các thế hệ đã tạo nên mối liên hệ học sinh cũ – mới của nhà trường.

2.2. Góp phần phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức

Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo (tạo video, viết bài, vẽ tranh…) góp phần phát triền khả năng quan sát, tìm tịi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy cao. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. Phát triển năng lực giao tiếp, thể hiện bản thân, sở thích, sở trường một cách tích cực nhất cho các em. Học sinh có điều kiện tự nghiên cứu, làm việc với tài liệu, bài học rèn luyện một số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thơng tin và truyền thơng.

Hình thành cho học sinh lịng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với cách làm việc có tính hệ thống.

2.2. Năng lực kích thích hứng thú nhận thức, phát triển trí tuệ cho học sinh

Trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài, các em được tự mình tìm hiểu, trải nghiệm. Những điều tưởng chừng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và các em sẽ có hứng thú với chúng. Từ đó, các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực tìm kiếm, tiếp cận kiến thức mới.

Việc sản phẩm học mà chơi chơi mà học của các em được lan tỏa trên mạng truyền thông xã hội, các sản phẩm được ứng dụng trong giảng dạy, sẽ tạo hứng thú truyền cảm hứng cho các em tiếp tục tìm tịi cái mới.

2.3. Góp phần phát triển kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh

Hoạt động góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lịng u q hương, đất nước và con người, ý thức trách nhiệm trong xây dựng gìn giữ phát huy phẩm chất tốt đẹp của lứa tuổi học sinh, trong thời buổi nhiễu loạn thơng tin. Hình thành những phẩm chất như sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm…., phát triển thành kĩ năng để không bị lôi kéo dụ dỗ sa đà trên không gian mạng. Biết chắt lọc thông tin, không quá tin tưởng vào tất cả những gì được chia sẻ trên mạng, biết cách kiểm chứng thông tin.

Truyền thông đại chúng trong xu thế tồn cầu đang có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến lối sống của thanh niên hiện nay. Trước sự phát triển của mạng xã hội, các em dễ dàng được nâng cao, bổ sung kiến thức, kĩ năng đồng thời được tăng cường thêm các cơ hội và điều kiện để phát triển. Do đó nội dung đề tài thực hiện góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh trong sự phát triển của truyền thơng như hiện nay.

2.4. Các năng lực khác

Hình thành năng lực học tập theo hướng trải nghiệm thực tế góp phần tạo các loại năng lực cần hình thành cho học sinh theo hướng giáo dục mới mà Bộ giáo dục đề ra là tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thơng tin... Q trình tương tác với các hoạt động ý nghĩa trên khơng gian mạng giúp các em hình thành và phát triển các năng lực liên quan tới loại hình nghệ thuật như quay phim, chụp ảnh, ca hát, diễn kịch…, năng lực CNTT, năng lực báo chí...

2.5. Thực nghiệm khảo sát

Để xác định được hiệu quả tác động sau khi thực hiện đề tài đến thái độ, kĩ năng của học sinh và ảnh hưởng của các nội dung đề tài đã triển khai rộng rãi trên các kênh mạng xã hội của nhà trường, nhóm thực hiện đề tài phát phiếu thăm dò cho 100 học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 đến 7 em) đầu tháng 3 năm học 2021 – 2022 để so sánh các thay đổi với các nội dung đã khảo sát đầu năm học 2019 - 2020, thì thu được kết quả như sau:

Câu hỏi Đáp án lựa chọn % lựa chọn

Khả năng tìm kiếm thông tin phục vụ việc học tập, giải trí trên internet của em?

Tốt 60%

Khá 30%

Bình thường 10%

Em nghĩ mọi người luôn chia sẻ sự thật trên mạng xã hội?

Có 33%

Khơng 67%

Em có tài khoản ở các kênh mạng xã hội nào? Facebook 98% Zalo 90% Youtube 60% Tiktok 68% Khác 46%

Em tham gia mạng xã hội chủ yếu là làm gì? (có thể lựa chọn nhiều đáp án) Trò chuyện với bạn bè 100% Khoe ảnh 87% Chia sẻ các bài học hay 60% Em có nghĩ các thơng tin, bài viết được

chia sẻ trên mạng xã hội ln chính xác?

Có 38%

Em nhận thấy những cái em tiếp cận được trên mạng xã hội có ảnh hưởng đến nhận thức của em hay không?

Có 60%

Khơng 40%

Em có thường đọc, chia sẻ các bài viết hay, ý nghĩa theo em là có ích cho bản thân lên trang cá nhân?

Có 60%

Khơng 40%

Em có thường chia sẻ các hình ảnh vui chơi học tập, các hoạt động của trường mình lên các kênh mạng xã hội?

Thường xuyên 60%

Thỉnh thoảng 32%

Không 8%

Em nghĩ như thế về các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của Nhà trường hiện nay?

Rất thú vị 60%

Bình thường 38%

Không quan tâm 2%

Theo khảo sát cho thấy, so sánh với các khảo sát gần tương tự đầu năm học 2019 – 2020 khi mới bắt đầu thực hiện đề tài có sự khác biệt rõ rệt. Lượng các em biết tìm kiếm thơng tin phục vụ việc học tập trên internet nhiều hơn. Các em khơng chỉ sử dụng mạng xã hội trị chuyện giải trí nữa mà cịn sử dụng nó chia sẻ những bài học hay những sản phẩm học tập của bạn bè làm được, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho nhà trường. Rất nhiều em sau khi được xem các bài viết, sản phẩm của các bạn xây dựng đã có suy nghĩ sẽ tạo ra được các công cụ hỗ trợ học tập nhờ kĩ năng CNTT của mình để được chia sẻ lan tỏa rộng rãi.

Để xác định được xác định sự thay đổi nhận thức của các em về truyền thông nhà trường, tác động của truyền thông xã hội và kết quả sau khi triển khai các hoạt động của đề tài, nhóm chúng tơi đã phát phiếu thăm dò cho 100 học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 đến 7 em) vào đầu tháng 3 năm học 2021 – 2022 để so sánh với nội dung đã khảo sát cuối năm học 2019 - 2020 thì thu được kết quả như sau:

Câu hỏi Đáp án lựa chọn % lựa chọn

Theo em truyền thơng có lợi ích gì?

(có thể lựa chọn nhiều đáp án)

Nắm tin tức, truyền tải tin tức nhanh nhạy 80%

Định hướng dư luận 50%

Khơng nắm rõ 20% Em có tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội? Có 90% Khơng 10%

nhật thông tin trên mạng liên quan đến các vấn đề? (có thể chọn nhiều đáp án) Các tin nóng 80% Ca nhạc, phim ảnh 85%

Gương người tốt việc tốt 60%

Tin tức thời sự 60%

Em thường chia sẻ nội dung nào trên trang cá nhân?

(có thể chọn nhiều đáp án)

Các tin mới, cập nhật nhất trên mạng 50% Ảnh, video, cảm xúc của cá nhân 90% Chia sẻ thơng tin nào đó mà không cần

kiểm chứng

20% Chia sẻ link các bài viết tâm đắc 60% Các hoạt động giáo dục của nhà trường 80%

Các bài hát, bộ phim hay 40%

Em nghĩ như thế nào về các nội dung mà truyền thông Nhà trường đã đăng tải?

Rất thú vị 57% Khá thú vị 33% Cần bổ sung thêm 10% Em nghĩ truyền thơng trong trường học sẽ có những nội dung gì? (có thể chọn nhiều đáp án) Chia sẻ các hình ảnh nhà trường 90% Hỗ trợ việc liên lạc với học sinh phụ

huynh

80% Tạo môi trường kết bạn các thế hệ học

sinh

80% Tạo diễn đàn tâm sự trò chuyện 80% Nơi chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập 60%

Các nội dung khác 40%

Em có quan tâm kênh hỗ trợ hướng nghiệp của trường khơng?

Có 75%

Khơng 25%

Theo khảo sát cho thấy, so với khảo sát tương tự cuối năm học 2019 – 2020 năm thứ 2 thực hiện đề tài, thì đến nay các em đã hiểu thế nào truyền thông trong trường học, quan tâm những vấn đề cần thiết với mình hơn trên khơng gian mạng, quan tâm hơn đến các nội dung truyền thông Nhà trường đã đưa tin, chú ý đến vấn đề hướng nghiệp và hứng thú với việc được tương tác với các bạn học trong trường.

Một phần của tài liệu SKKN đẩy mạnh công tác truyền thông góp phần tạo hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục ở trường THPT miền núi (Trang 40 - 45)