Năng lực đào tạo, chăm sóc tinh thần có trọng điểm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC (HƯỚNG ĐÀO TẠO) (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

2.2.2.2.Năng lực đào tạo, chăm sóc tinh thần có trọng điểm

2.2. Năng lực

2.2.2.2.Năng lực đào tạo, chăm sóc tinh thần có trọng điểm

Đào tạo, chăm sóc tinh thần đều là một trong những công việc quan trọng cần làm của chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp. Sở dĩ nói như vậy vì nếu làm tốt hai vấn đề trên thì hiệu suất và tinh thần của người lao động sẽ được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cụ thể khi nhìn dưới góc độ của người lao động, được đào tạo kỹ năng kiến thức cần thiết sẽ có thể thể thực hiện tốt hơn cơng việc của mình, việc được quan tâm, chăm sóc sẽ cho người lao động một lòng an tâm, cho thấy rằng họ được đánh giá cao, từ đó cải thiện sự hài lòng và tinh thần làm việc của người lao động. Cũng qua các khóa đào tạo người lao động được nhận thấy khuyết điểm, thiếu sót của mình, tìm ra hướng khắc phục hiệu quả. Từ đó đào tạo được, giữ chân những nhân viên tài năng, tiềm năng và có năng lực. Cùng với đó, bằng việc đào tạo và chăm sóc tinh thần cho nhân viên đúng trọng tâm cịn giúp cho cơng ty có thể hướng cách thức làm việc hiệu quả, vừa đúng với mục đích hướng tới của chiến lược phát triển. Tạo ra một đội ngũ nhân viên có kiến thức tổng thể và có thể thay thế nhau khi cần thiết, nâng cao

khả năng sáng tạo của người lao động, hạn chế sự thay đổi của nhân viên, giảm chi phí đào tạo.

Việc đào tạo, chăm sóc tinh thần của người lao động, đem lại một nguồn lợi ích khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu việc đào tạo và chăm sóc tinh thần khơng đúng mục đích, vượt q giới hạn cần thiết sẽ gây ra hiện tượng phản tác dụng. Đối tượng làm việc của chuyên viên đào tạo đa phần là người lao động đã trưởng thành, có ý thức độc lập, tình cảm khá ổn định, có đủ nhận thức về cuộc sống. Cũng chính vì thế mà trong q trình đào tạo chăm sóc người lao động, người chuyên viên rất cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo, trọng tâm chương trình, vấn đề cần cải thiện, khắc phục, khơng để tình trạng đưa những nội dung khơng liên quan, ngoài lề,

người lao động đã biết. Từ đó đưa ra phương hướng, cách đào tạo, giáo trình, hướng dẫn phù hợp với tiêu chí của cơng ty, khả năng nội tại của người lao động, đào tạo có trọng điểm. Dale Carnegie từng chia sẻ rằng: “Sự mệt mỏi khơng bắt nguồn từ cơng việc, mà nó đến từ lo lắng, thất vọng và oán trách”. Nếu một ngày đi làm của một người lao động chỉ có thái độ ủ rũ, mệt mỏi, thiếu năng lượng thì đó sẽ là một ngày làm việc khơng hiệu quả. Chun viên đào tạo có mặt để giúp những người mệt mỏi ấy biết kích lên năng lượng của mình. Rõ hơn, họ sẽ là người là nhìn ra các vấn đề về tâm lý, bất thường của người lao động, giải quyết ngày để tránh gây ra những tình huống đáng tiếc, tai nạn lao động do vấn đề tinh thần tác động. Như vậy, việc đào tạo và chăm sóc tinh

thần cho người lao động thực sự cần thiết, đem lại giá trị tích cực, nhưng phải thực hiện sao cho có trọng tâm, trọng điểm mới có thể phát huy hết chức năng của nó.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC (HƯỚNG ĐÀO TẠO) (Trang 25 - 26)