Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC (HƯỚNG ĐÀO TẠO) (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

2.2.2.3.3.Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng

2.2. Năng lực

2.2.2.3.3.Tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng

Chuyên viên đào tạo có tri thức và tầm hiểu biết rộng, là người hiểu biết rõ, vững vàng những gì mình dạy, đồng thời phải hiểu tất cả những mơn khoa học, những kiến thức liên quan đến người học và nơi mà chuyên viên đào tạo đến giảng dạy. Đây chính là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của chuyên viên đào tạo. Như nhà giáo dục Nga Usinxki có nói: “Muốn giáo dục con người đầy đủ phải hiểu đầy đủ về con người”. Thế giới ngày càng phát triển nhu cầu hiểu biết của con người càng cao, vì vậy yêu cầu người đào tạo cần phải am hiểu kiến thức sâu rộng, tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, học hỏi, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ đầy đủ; tích cực trau dồi kiến thức từ sách báo, đồng nghiệp, thầy cô,... để đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, nhu cầu phát triển hoàn thiện bản thân, kỹ năng nghề nghiệp, giải quyết tình huống. Đầu tiên, tri thức và tầm hiểu biết của chuyên viên đào tạo thể hiện ở chỗ là nắm vững và hiểu

biết rộng mơn mình phụ trách, tức là hiểu một cách sâu sắc và tồn diện, có hệ thống, vận dụng và sử dụng tri thức một cách linh hoạt vào đào tạo. Chuyên viên đào tạo cần am hiểu kiến thức, vốn sống sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực văn hóa xã hội khơng chỉ ở trong nước mà cả ngồi nước để có một cái nhìn khách quan, đa chiều, đủ thực tế; thấy được mối quan hệ giữa mơn mình phụ trách và các mơn khoa học khác liên quan để kịp thời thay đổi, chú trọng vấn đề gì hơn để truyền đạt, đưa vào bài giảng của mình cho phong phú.

Bên cạnh đó, am tường văn hóa doanh nghiệp cũng là một điều cần thiết và quan trọng đối với chuyên viên đào tạo trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cho đến những năm 1950, với quá trình hội nhập và tồn cầu hóa, các cơng ty đã rất chú trọng đến vấn đề thiết lập văn hóa doanh nghiệp của mình, tạo nên nét riêng của cơng ty mình và phân biệt với các cơng ty khác. Tại Việt Nam, vấn đề văn hóa doanh nghiệp cũng được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Bà Trần Thị Vân Hoa cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các giá trị văn hóa được hình thành trong q trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành giá trị, quan niệm, phong tục tập quán, ăn sâu vào lịng cơng ty”. Trong q trình theo đuổi và đạt được các mục tiêu đã thiết lập, nó kiểm sốt cảm xúc, phong cách tư duy và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Kết hợp phân tích và nghiên cứu thực tế để kiểm định mơ hình nhận diện văn hóa doanh nghiệp. Chun viên đào tạo chú tâm khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, chú ý đến đào tạo và phát triển; cải thiện sự hài lòng của nhân viên và thực hiện các biện pháp để tăng cường sự tham gia của nhân viên. Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức, thiết lập phương pháp tiếp cận hướng vào con người và biến việc trao quyền thành công cụ giúp các công ty quản lý hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGHỀ NGHIỆP PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌC (HƯỚNG ĐÀO TẠO) (Trang 28 - 30)