Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN áp DỤNG GIÁO dục STEM dạy học CHỦ đề CARBON và CHẾ tạo máy lọc nước MINI – hóa học 11 CHO học SINH HUYỆN MIỀN núi TƯƠNG DƯƠNG, NGHỆ AN (Trang 37 - 39)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Thực nghiệm sư phạm

4.1. Mục đích thực nghiệm

TN nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và giá trị thực tiễn của các đề xuất về dạy chủ đề Carbon và chế tạo máy lọc nước mini” theo định hướng giáo dục STEM để phát triển năng lực của HS trên cơ sở phân tích khách quan, khoa học kết quả TN.

4.2. Kế hoạch thực nghiệm (Phụ lục 3)

- Địa điểm: Quá trình TN được tiến hành tại trường THPT Tương Dương 1. - Thời gian: Học kỳ I năm học 2021-2022.

- Đối tượng: Tiến hành trên đối tượng HS lớp 11 tại đơn vị trường THPT Tương Dương 1. Lựa chọn cặp lớp ĐC và lớp TN theo yêu cầu tương đương nhau về chất lượng học tập.

- Xử lí kết quả: Số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềm Excel.

4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình tiến hành TN, chúng tôi tiến hành khảo sát cùng một bài kiểm tra về các kiến thức đã học ở các lớp 11 trong nhà trường để đánh giá trình

độ nhận thức của HS khi chưa có tác động sư phạm. Từ kết quả thu được, chúng tôi lựa chọn 1 lớp TN (11A) và 1 lớp ĐC (11C) có trình độ tương đương nhau.

NHÓM LỚP SỐ HS MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Yếu TB Khá Giỏi

TN 11A 30 0 6 20 4

ĐC 11C 28 0 4 19 5

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề “Carbon và hợp chất carbon” theo phương pháp truyền thống ở lớp ĐC (11C) và theo định hướng giáo dục STEM ở lớp TN (11A), chúng tôi đã tiến hành khảo sát cùng một bài kiểm tra để đánh giá trình độ nhận thức của HS sau khi có tác động sư phạm. Kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây:

NHÓM LỚP SỐ HS MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Yếu TB Khá Giỏi TN 11A 30 0 2 22 6 ĐC 11C 28 0 6 17 5 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 số h ọc s in h điể m số

Biểu đồ đường tích lũy điểm số trước khi thực nghiệm

TN ĐC

Sau khi tiến hành TN, mức độ nhận thức và khả năng lĩnh hội tri thức của HS ở các lớp TN tốt hơn so với các lớp ĐC. Tỉ lệ HS nhận thức khá, giỏi chiếm tỉ lệ vượt trội tăng 13,34% so với trước khi thực nghiệm, bên cạnh đó tỉ lệ HS có nhận thức trung bình và yếu giảm một cách rõ nét.

Kết quả trên chứng tỏ cùng một đối tượng HS với những đặc điểm, trình độ tương đương ngang nhau, các em HS ở nhóm TN nắm kiến thức sâu hơn, kết quả học tâp cao hơn ở nhóm ĐC. Kết quả này đã khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của việc áp dụng giáo dục STEM trong tổ chức dạy học chủ đề “Carbon và chế tạo máy lọc nước mini”.

Đề tài đã góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển tư duy cho HS cấp THPT, giúp các em tiếp thu các kiến thức Hóa học một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ đó có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng có được vào trong đời sống thực tiễn và quá trình học tập, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu SKKN áp DỤNG GIÁO dục STEM dạy học CHỦ đề CARBON và CHẾ tạo máy lọc nước MINI – hóa học 11 CHO học SINH HUYỆN MIỀN núi TƯƠNG DƯƠNG, NGHỆ AN (Trang 37 - 39)