7. Những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh
1.7. Mơ hình lý thuyết của đề tài
1.7.1. Mơ hình năng lực đọc hiểu của sinh viên :
Hình 1.3 Mơ hình năng lực đọc hiểu
Năng lực đọc hiểu của sinh viên thể hiện ở kiến thức về ngôn ngữ ( kiến thức về từ vựng, ngữ pháp) và kiến thức về thế giới, kỹ năng làm bài đọc
Năng lực đọc hiểu
Kiến thức ngôn ngữ và kiến thức nền
Kỹ năng đọc hiểu
hiểu (chẳng hạn như đọc nhanh, đọc lướt để tìm thơng tin tổng qt hay chi tiết ), khả năng hiểu văn bản (hiểu được ý hiển ngôn - đọc từ văn bản và ý hàm ngôn - điều tác giả ngụ ý).
1.7.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Theo Keller (1984) ( trích trong Lê Thị Hạnh, 2008), những hoạt động trong quá trình giảng dạy của giáo viên có thể tạo nên sự thích thú ở người học và nhờ đó mà động cơ học tập của người học được duy trì. Theo Nguyễn Thị Thúy Hồng (2009) ( trích trong Lê Thị Hạnh, 2008), trong giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy có tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập, đặc biệt trong điều kiện sinh viên Việt Nam có những đặc điểm “gây trở ngại cho việc tiếp thu một ngoại ngữ như nhút nhát, mắc cỡ, không chủ động tham gia các hoạt động, tính tự giác học tập chưa cao”. Vì lý do đó, trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh, các giáo viên nên thiết kế bài giảng theo hướng tăng tính chủ động sáng tạo nhằm khắc phục những trở ngại trên. Có thể nói, phương pháp dạy tiếng Anh nói chung, hay phương pháp dạy đọc hiểu nói riêng, có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy động cơ học tập để từ đó cải thiện kết quả học tập. Giáo viên có thể khơi gợi sự hứng thú học tập ở sinh viên, tạo động lực học tập để sinh viên có thể học tập hiệu quả hơn, có kết quả học tập tốt hơn. PGS.TS Nguyễn Quý Thanh (2007)( trích trong Trần Lan Anh, 2008) phát hiện trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên có cả phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để biết được phương pháp giảng dạy có hiệu quả hay khơng, cũng cần xem xét đến thái độ của giáo viên đối với môn học hay kỹ năng đó như thế nào, giáo trình sử dụng, thời gian phân bổ cho môn học hay kỹ năng.
Giả thuyết H1: Thái độ, phương pháp giảng dạy đọc hiểu của giáo viên có ảnh hưởng đến thái độ, động cơ, phương pháp học đọc hiểu của sinh viên.
1.7.3. Thái độ của sinh viên đối với môn đọc hiểu
Theo Bratti và Staffolani (2002) ( trích trong Võ Thị Tâm, 2008), kết quả học tập của sinh viên chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của sinh viên .
Giả thuyết H2: Có mối tương quan giữa thái độ của sinh viên đối với môn đọc hiểu và kết quả kiểm tra đọc hiểu của sinh viên.
1.7.4. Động cơ học tập của sinh viên
Động cơ học tập có thể được hiểu là lịng khao khát ham muốn học tập các nội dung của môn học (Võ Thị Tâm, 2008). Động cơ học tập là yếu tố quyết định mức độ tập trung nỗ lực của sinh viên trong q trình học tập mơn học. Kết quả học tập của sinh viên sẽ gia tăng đáng kể khi động cơ học tập của họ cao.
Giả thuyết H3: Có mối tương quan giữa động cơ học đọc hiểu và kết quả kiểm tra đọc hiểu của sinh viên
1.7.5. Phương pháp học tập của sinh viên
Theo Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh Châu và Nguyễn Khánh Trung (2008) (trích trong Võ Thị Tâm, 2008) phương pháp học tập hiệu quả là một quá trình hoạt động diễn ra trước, trong và sau buổi học.Trước buổi học, sinh viên có sự chuẩn bị cho bài sắp tới như xem trước tài liệu, suy nghĩ về chủ đề. Trong khi học, sinh viên luôn đặt câu hỏi, ghi chú những điều quan trọng chẳng hạn như mối quan hệ giữa các ý tưởng. Sau buổi học, sinh viên hoàn thành việc chép bài và tìm câu trả lời cho các thắc mắc của mình.Theo các tác giả này, phương pháp học tập tốt sẽ đem lại niềm vui sự hứng thú cho người học, và chắc chắn sẽ đem lại kết quả học tập tốt. Võ Thị Tâm (2008) đã xác nhận có mối tương quan giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của sinh viên.
Giả thiết H4: Có sự tương quan giữa phương pháp học đọc hiểu của sinh viên và kết quả kiểm tra đọc hiểu theo mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu.
Trên cơ sở những nội dung trên, mơ hình lý thuyết liên quan đến thái độ đối với đọc hiểu của giáo viên và sinh viên, phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên, động cơ và phương pháp học đọc hiểu của sinh viên và kết quả khảo sát năng lực đọc hiểu của sinh viên thể hiện như sau
Hình 1.4 Mơ hình nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố liênquanđến dạy và học đọc hiểu