Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN dạy học văn bản AI đã đặt TÊNCHODÒNGSÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNGLỰCSÁNG tạo CHOHỌCSINH (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa trên yêu cầu định tính và định lượng, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cụ thể như sau:

* Về định tính

Thực nghiệm nhằm kiểm chứng khả năng nâng cao hiệu quả trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy đọc hiểu VBAi đã đặt tên cho dòng sông?

đánh giá tư duy, năng lực sáng tạo của HS trong việc đọc hiểu VB cũng như mức độ hứng thú của HS trong một giờ dạy đọc - hiểu VB kí, hướng tới phát huy năng lực sáng tạo là như thế nào; khả năng sáng tạo của GV và HS khi đọc hiểu văn bản kí.

* Về định lượng

Đánh giá định lượng giờ hướng dẫn, tổ chức giờ đọc - hiểu VB kí của GV thông qua tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá định lượng qua bài tự luận của HS theo thang điểm 10.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên

Cả GV dạy thực nghiệm cũng như đối chứng đều có sự đầu tư cho tiết dạy và đã triển khai khá tốt giáo án. So với tiết dạy đối chứng, việc giảng dạy theo giáo án TN vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, các GV dạy thực nghiệm cũng nắm bắt kịp thời những yêu cầu của việc tổ chức dạy học và tiến hành theo đúng dự kiến đề ra. Các GV đã tổ chức, dẫn dắt, định hướng cho HS trong việc đọc hiểu VB tkí 12 theo đặc trưng thể loại và loại hình của tác phẩm cũng như theo yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển phát huy năng lực sáng tạo của HS.

3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ phía học sinh

Các em đã có sự chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV ở tiết học trước (Giáo án thực nghiệm có đề ra yêu cầu này ở khâu ‘‘chuẩn bị’’ trước mỗi tiết dạy). khi học

trên lớp các em đã tranh luận, phản biện sôi nổi. Trong quá trình học, HS tham gia thảo luận sôi nổi, đối thoại với nhau, thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm

Trong thời gian dự giờ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy: HS lớp đối chứng chủ yếu tiếp nhận nội dung tác phẩm từ phía bài giảng, tiếp thu kiến thức một cách riêng le nên không khí giờ học thiếu sôi nổi mặc dầu GV dạy lớp đối chứng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nhiều cho tiết dạy. Trong khi đó lớp thực nghiệm, HS với định hướng, gợi mở của GV đã có những đối thoại sôi nổi. Đặc biệt, các em rất hào hứng với việc học tập theo các phương pháp và kĩ thuật tích cực như đóng vai, thảo luận nhóm, sử dụng phần mềm Story maps ... Các em mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình trước các vấn đề được đặt ra. Khi dạy GV luôn hướng đến việc phát huy năng lực sáng tạo của HS trong tư duy, trong cảm thụ và trong diễn đạt; bám sát đặc trưng thể loại, qua đó hình thành cho HS kĩ năng đọc hiểu VBVH theo thể loại, tạo điều kiện cho các em tự đọc hiểu các VB truyện ngoài chương trình SGK.

Sau khi dạy chúng tôi đã tiến hành cho HS ở các lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra để kiểm nghiệm tính hiệu quả của TN. Chúng tôi chọn hình thức kiểm tra tự luận, mục đích để kiểm tra năng lực sáng tạo của HS trong tư duy, trong cảm thụ văn học và trong hành văn.

Một phần của tài liệu SKKN dạy học văn bản AI đã đặt TÊNCHODÒNGSÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNGLỰCSÁNG tạo CHOHỌCSINH (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)