PHẦN III KẾT LUẬN
2. Đóng góp của đề tài
Với việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS vào quá trình dạy học bài Trình bày
một vấn đề trong nhiều năm qua ở trường THPT Cờ Đỏ đã mang lại hiệu quả cao,
học sinh có nhiều tiến bộ, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu. Từ đó, tôi đã mạnh dạn chia sẻ phương pháp này với các đồng nghiệp trong trường và một số đồng nghiệp đang giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và Thị xã Thái Hòa. Qua việc áp dụng giáo án và tiến hành tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, hầu hết các đồng nghiệp trong và ngoài trường đều nhận thấy đây là phương pháp rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS. Tùy thuộc vào điều kiện, tình hình thực tế của mỗi trường để các đồng nghiệp áp dụng giáo án bài Trình bày một vấn đề có sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho HS. Hầu hết các đồng nghiệp đều khẳng định rằng đây là phương pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi, chi phí phù hợp, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả trước hết ở các lớp được áp dụng giáo án này mang lại theo phản ánh của các đồng nghiệp là học sinh học tập rất sôi nổi, hăng say, chủ động và rất sáng tạo. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên các em đã tự giác, tự tin khám phá vấn đề mà bài học đặt ra. Thông qua các hoạt động học tập, HS đã mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, chính kiến của mình và đưa ra các cách giải quyết vấn đề dựa trên những cơ sở phù hợp, không còn tình trạng HS ngồi chờ kiến thức của giáo viên đưa ra để tiếp nhận một cách thụ động, máy móc. Để từ đó, những năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn Ngữ văn đã được hình thành và phát triển một cách rõ ràng cho HS, đáp ứng được những nhu cầu phức hợp mà thực tiễn cuộc sống hiện đại đang đặt ra. Từ kết quả này có thể khẳng định việc hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cần thiết cho HS thông qua bài Trình bày một vấn đề nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.
Trong định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực, môn Ngữ văn đóng một vài trò rất quan trọng. Bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về kiến thức, kĩ năng, tư tưởng thái độ của người học môn Ngữ văn còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn và đặc biệt là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, nhằm đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi và những tình huống phức tạp mà cuộc sống hiện đại đang đặt ra. Bài học Trình bày một vấn đề rất phù hợp để học sinh có cơ hội, điều kiện bộ lộ chính kiến, quan điểm của bản thân trước tập thể khi trình bày một vấn đề đặt ra trong văn học và đời sống.
Để hướng tới và thực hiện được chiến lược đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng nói trên, môn Ngữ văn nói chung và phân môn làm văn nói riêng đều
39 phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong những phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao mà toàn ngành giáo dục đang tìm hiểu và áp dụng thì việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh là phương pháp rất cần thiết, phù hợp với xu thế hiện nay, phù hợp với tính chất môn học và đem lại kết quả cao. Việc dạy học thông qua sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề không chỉ góp phần truyền cảm hứng, khơi dậy khả năng sáng tạo, niềm đam mê cho học sinh trong các giờ học phân môn làm văn mà còn giúp giáo viên vỡ ra nhiều điều trong quá trình dạy học. Để từ đó, người dạy biết rút kinh nghiệm trong cách vận dụng phương pháp, nâng cao năng lực sư phạm và mở rộng tầm hiểu biết về chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.