Đánh giá việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC SINH học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học CHỦ đề DI TRUYỀN học NGƯỜI SINH học 12 THPT (Trang 44 - 48)

II. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong dạy học chủ

2.5. Đánh giá việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

2.5.1. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. tiễn.

Theo Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào vào thực tiễn cho HS như sau:

1. Nhận biết được vấn đề thực tiễn

2. Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn

3. Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn (nếu cần) 4. Giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn

41 5. Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn được phân thành các mức độ khác nhau.

2.5.2. Ví dụ một số công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề Di truyền học người.

Để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tôi tiến hành sử dụng tình huống có vấn đề làm công cụ, đặt các câu hỏi với các mức độ khác nhau để kiểm tra kiến thức và năng lực của học sinh. Dựa vào điểm số của các câu trả lời, tiến hành phân loại cấp độ của năng lực theo 3 mức:

- Mức 1: Khả năng vận dụng mức thấp từ 0 đến < 4 điểm - Mức 2: Khả năn vận dụng mức trung bình từ 4 đến < 7 điểm - Mức 3: Khả năng vận dụng mức cao từ 7 đến 10 điểm

Ví dụ 1:

Ở người, gen PAH nằm trên nhiễm sắc thể số 12, định vị tại 12q22-q24.2. Locut gen này di truyền theo quy luật Mendel, nghĩa là di truyền không liên quan gì đến giới tính, gen trội (PAH thường) là trội hoàn toàn. Bố hay mẹ chỉ mang 1 alen đột biến lặn thì vẫn hoàn toàn bình thường.

Người bệnh mang cặp gen PAH đột biến lặn, không có khả năng hình thành enzyme chuyển hóa Phe thành Tyr.

Về mặt di truyền học, người bệnh mang cặp alen PAH ở trạng thái lặn (mất chức năng) từ trong phôi, nghĩa là Phe (phênylalanin) đã không hề được phân giải từ khi mới chỉ là hợp tử trong dạ con người mẹ. Tuy nhiên, người mẹ đã phân giải "hộ" chất này (phênylalanine) trong suốt quá trình mang thai, nên người bệnh sơ sinh bị PKU (Phenylketo niệu) vẫn hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh bị PKU thường xuất hiện với tần số trung bình là khoảng 1/10.000 sơ sinh. Nam và nữ giới bị ảnh hưởng ngang nhau.

Các câu hỏi kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:

Câu hỏi 1: Tại sao bệnh PKU được xem là bệnh di truyền cấp độ phân tử?

Gợi ý câu trả lời: Bệnh Phenyl keto niệu (PKU) do người bệnh mang gen PHA ở trạng thái đồng hợp lặn. Gen nằm trên NST số 12, di truyền theo quy luật Men đen.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh PKU? PKU biểu hiện như thế

nào trong giai đoạn thai nhi và sơ sinh?

42 Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh: Do đột biến gen lặn làm gen PHA thường trở thành PHA lặn. Phân tử enzim được tổng hợp từ PHA mất chức năng; cơ thể không thể chuyển hóa Phenylalanin thành Tyrozin, gây ứ đọng và đầu độc tế bào thần kinh.

Giai đoạn thai nhi: Mẹ chuyển hóa nên thai nhi phát triển bình thường; người bệnh sơ sinh không biểu hiện bệnh.

Câu hỏi 3: Nêu biện pháp để chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhi PKU?

Gợi ý câu trả lời: Do trẻ không có khả năng chuyển hóa Phenylalanin thành Tyrozin. Việc ứ đọng phenylalanin trong máu, trong dịch não tủy và các mô đặc biệt là mô thần kinh do đó trẻ có biểu hiện chậm trí tuệ, sự ứ đọng phenylalanin quá mức có thể dẫn tới trẻ bị mất trí. Do bệnh di truyền hỏng gen, nên biện pháp can thiệp là sử dụng chế độ ăn chứa lượng phenylalanine phù hợp, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thương não.

Câu hỏi 4: Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng mắc bệnh PKU. Họ đang dự định sinh cháu thứ 2. Xác suất đứa con thứ 2 của họ mắc bệnh là bao nhiêu? Em có lời khuyên gì cho cặp vợ chồng này trước và trong quá trình mang thai.

Gợi ý câu trả lời: Cặp vợ chồng này có kiểu hình bình thường; nhưng sinh con mắc bệnh nên kiểu gen của họ ở trạng thái dị hợp. Xác suất họ sinh người con tiếp theo mắc bệnh PKU là ¼. Để quá trình phát triển của thai nhi ổn định, người mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cân đối; xét nghiệm xác định phenylalanine trong vài ngày sau sinh để có chế độ chăm sóc phù hợp nếu con mắc bệnh.

Ví dụ 2:

Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.

Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.

Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên

43

thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm.

Các câu hỏi kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:

Câu hỏi 1: Thực trạng ung thư ở thế giới và Việt Nam?

Gợi ý câu trả lời: Thực trạng ung thư có xu hướng tăng lên trên thế giới và tăng nhanh tại Việt Nam.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn tới xu hướng tăng nhanh số ca nhiễm và ca

tử vong vì ung thư tại Việt Nam?

Gợi ý câu trả lời:

+Dân số Việt Nam đang già hóa. Tuổi càng cao, tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ càng nhiều thì khả năng mắc càng lớn.

+ Lối sống chưa lành mạnh: Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá; thực phẩm bẩn, ít vận động;…

+ Môi trường sống nhiều khói bụi; rác thải, ô nhiễm nguồn nước,…

+ Đời sống người dân cải thiện; chế độ chăm sóc y tế tốt hơn. Người dân đã tầm soát để phát hiện, điều trị ung thư.

Câu hỏi 3: Những giải pháp trong phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư.

Gợi ý câu trả lời:

+ Các biện pháp phòng ngừa:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích ... - Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả. Hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối, tránh đồ uống có đường. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng ....

- Xây dựng chế độ tập luyện; nghỉ ngơi hợp lý; giữu tinh thần thoải mái; lối sống tích cực;

- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: viêm gan B; HPV… - Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư,

+ Khi mắc bệnh: Tuân thủ phác đồ điều trị và can thiệp y tế; điều trị giảm nhẹ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi 4: Chia sẻ ý tưởng thiết kế 1 hình ảnh/ 1 thông điệp tuyên truyền phòng ngừa ung thư.

Đáp án: Học sinh chia sẻ ý tưởng và thông điệp cá nhân.

Ví dụ 3:

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalas - semia), viết tắt là Thal, là một bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh nhân 2 alen lặn từ bố và mẹ, biểu hiện bệnh ở dạng hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

44 Theo thống kê (2001) người ta nhận thấy, bệnh Thal thường gặp ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me, ít gặp ở người Kinh. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh:

Nhóm 1: Người Mường, Thái, Tày là 25%; Nhóm 2: Người Ê đê, Khơ me là 40%; Nhóm 3: Người Kinh là 4%.

Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên.

Câu 1: Tỉ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các dân tộc vùng cao, vùng xa

như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me cao là do

A. Điều kiện dinh dưỡng không đầy đủ

B. Môi trường sống nhiều tác nhân gây đột biến C. Tần số alen gây bệnh trong quần thể ban đầu cao D. Thường xảy ra kết hôn gần

Câu 2: Tần số alen gây bệnh trong cộng đồng người Kinh là

A. 0,4 B. 0, 2 C. 0, 3 D. 0,5

Câu 3: Một cặp vợ chồng người Ê đê không mắc bệnh tan máu bẩm sinh

nhưng sinh ra người con trai bị bệnh. Họ dự định sinh thêm 2 người con nữa. Xác suất họ sinh được 1 con trai và 1 con gái đều không bị bệnh là

A. 3/8 B. 1/32 C. 1/8 D. 9/32

Câu 4: Đề xuất các giải pháp để giảm tỷ lệ mắc bệnh cho cộng đồng đồng

bào các dân tộc thiểu số.

Gợi ý: Nâng cao chất lượng dân số: chấm dứt tình trạng kết hôn gần; sinh nhiều con; chăm sóc trẻ em đảm bảo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển; đảm bảo môi trường số trong lành, sạch sẽ hạn chế sự tác động của vi sinh vật trong môi trường.

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC SINH học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học CHỦ đề DI TRUYỀN học NGƯỜI SINH học 12 THPT (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)