Thực nghiệm đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC SINH học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học CHỦ đề DI TRUYỀN học NGƯỜI SINH học 12 THPT (Trang 48)

1. Đánh giá hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả của đề tài chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 4 lớp: 12A; 12B; 12C, 12D trong đó hai lớp 12A, 12B hai lớp thi tốt nghiệp tổ hợp KHTN; 2 lớp 12C, 12D thi tốt nghiệp tổ hợp KHXH. Các lớp đều có ý thức học tập tốt.

Lớp thực nghiệm: 12A, 12C dạy học chủ đề di truyền người theo giáo án xây dựng chú trọng sử dụng biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Lớp đối chứng; 12B, 12D dạy học theo giáo án bình thường; không sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn.

45

- Về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Sử dụng tính huống tại ví dụ 1 – mục 2.5.2 để kiểm tra các lớp thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu được kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn như sau:

TT Lớp Sĩ số Mức 1 (0-4) Mức 2 (5-7) Mức 3 (8-10)

Thực nghiệm 12A 46 0 29 17

12D 40 5 27 8

Đối chứng 12B 42 5 29 8

12C 47 10 30 7

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ chung như sau:

TT Sĩ số Mức 1 Tỷ lệ Mức 2 Tỷ lệ Mức 3 Tỷ lệ

TN 86 5 5,8% 56 65,1% 25 29,1%

ĐC 89 14 15,7% 60 67,4% 15 16,8%

Có thể nhận thấy sự chênh lệch ở 2 nhóm TN và ĐC. Kết quả điểm số có thể phản ánh số lượng học sinh đạt mức 3 (vận dụng kiến thức vào thực tiễn mức cao) ở nhóm TN (29,1%) cao hơn hẳn nhóm ĐC (16,8%). Chỉ số này ngược lại đối với mức 1 (năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn mức thấp) lớp TN (5,8%) thấp hơn nhiều so với nhóm ĐC (15,7%). Bên cạnh năng lực vận dụng về kiến thức; các kĩ năng trình bày, khái quát của học sinh nhóm TN có sự tiến bộ hơn hẳn so với nhóm ĐC.

- Về kiến thức chung chuyên đề: Chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút cuối chuyên đề ở hai nhóm TN và ĐC. Kết quả thu được như sau:

TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém Thực nghiệm 12A 46 25 20 1 0 0 12D 40 8 15 14 3 0 Đối chứng 12B 42 15 17 10 0 0 12C 47 7 16 17 7 0

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ chung như sau:

TT Sĩ số Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ

TN 86 33 38,4% 35 40,7% 15 17,4% 3 3,5%

46 Bài kiểm tra cuối chủ đề phản ánh sự chênh lệch tỷ lệ khá giỏi ở nhóm TN (79,1%) cao hơn so với nhóm ĐC (61,8%). Điều này cho thấy, việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn yêu cầu học sinh tìm tòi, khái quát, phân tích các nội dung cụ thể nên khả năng tự học và chiếm lĩnh tri thức tốt hơn.

Tuy số lượng thực nghiệm nhỏ và số lượng bài kiểm tra còn ít, nhưng chúng tôi tin rằng nó đã phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức chủ động của học sinh. Bên cạnh đạt được các yêu cầu về mặt kiến thức, các kĩ năng tư duy; thuyết trình; tìm kiếm thông tin, … của học sinh có sự tiến bộ; quan điểm về lối sống trở nên tích cực và khoa học hơn.

2. Hiệu quả của đề tài

Đề tài được xây dựng trên cơ sở từ hệ thống kiến thức thực tế, xây dựng các biện pháp rèn luyện qua hệ thống câu hỏi, tình huống dạy học có tính thực tiễn; dự án,…Hệ thống biện pháp được xây dựng bám sát với nội dung bài học để giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng tùy vào hình thức tổ chức dạy học của cá nhân và tình hình thực tiễn của nhà trường.

Từ những thực nghiệm bước đầu, chúng tôi mạnh dạn khẳng định hiệu quả của việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ đảm bảo yêu cầu chuẩn đầu ra, nâng cao kết quả học tập của học sinh, đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng mà còn góp phần phát triển năng lực tự học; các kĩ năng tư duy; ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường hứng thú đối với bộ môn Sinh học.

47

HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC TẬP CHỦ ĐỀ

Học sinh báo cáo kết quả dự án “Tìm hiểu về hội chứng bệnh liên quan đột biến NST”.

48

Học sinh báo cáo về dự án “Tìm hiểu bệnh di truyền phân tử”.

49

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sinh học là bộ môn khoa học gắn bó chặt chẽ với đời sống. Qua các khảo sát thực tiễn cho thấy, việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học môn Sinh học chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. Các kiến thức di truyền còn nặng về lý thuyết, trừu tượng đối với phần lớn học sinh. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc đem tri thức đến gần hơn với cuộc sống nhưng việc áp dụng trong thực tế dạy học vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình nghiên cứu cùng thực tiễn dạy học, chúng tôi đã hệ thống lại những kiến thức thực tiễn thuận tiện cho giáo viên tra cứu thông tin và đề xuất các biện pháp với công cụ để giáo viên có thể sử dụng phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.

Việc triển khai dạy học chương V- Di truyền học người theo chủ đề dạy học, sử dụng các biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đã đưa những kiến thức di truyền trở nên gần hơn với đời sống; học sinh hiểu rõ tác động qua lại của lối sống, môi trường sống với các bệnh tật di truyền; những vấn đề xã hội và gánh nặng di truyền…. Nội dung các biện pháp đưa những thông tin thực tế ứng dụng di truyền học vào y học, đời sống không chỉ làm tăng hứng thú, hiểu biết xã hội mà còn nâng cao chất lượng dạy học, góp phần giáo dục lối sống lành mạnh, khoa học và thái độ ứng xử phù hợp cho học sinh.

Việc rèn luyện năng lực vận dụng vào thực tiễn vừa là đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung chương trình, nâng cao chất lượng dạy và học; vừa phát triển các năng lực tự học; năng lực tư duy và kỹ năng mềm cho học sinh.

2. Kiến nghị.

Trong phạm vi thời gian nghiên cứu có giới hạn; những biện pháp đề xuất rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn chưa đủ sự đa dạng. Các tình huống được xây dựng chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu internet, chưa đủ thời gian để tìm tòi các câu chuyên thực tế ngay tại địa phương. Để mở rộng hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng của đề tài tôi kiến nghị:

- Giáo viên tích cực tìm hiểu các nguồn thông tin thực tế để nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú, gần gũi và có giá trị cao hơn. Đối với các biện pháp cần vận dụng linh hoạt tùy vào cách thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học của bản thân.

- Tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt thảo luận để các tình huống thực tế chuyển hóa thành tình huống dạy học một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả nhất; đánh giá và nhân rộng đề tài.

- Nhà trường phối hợp cùng Đoàn trường và các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thiện nguyện hướng đến các đối tượng nạn nhân chất độc da cam; khuyết tật,… để tăng cường tính giáo dục và trải nghiệm cho học sinh.

50 - Tăng cường việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở các chuyên đề khác nhau trong chương trình để bộ môn sinh học ngày càng trở nên gắn bó, gần gũi và thiết thực trong đời sống của học sinh.

Thanh Chương, ngày 15/4/2022

Người viết

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Thành Đạt (2008) Sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội

3. Nguyễn Thành Đạt (2008) Sinh học 12- Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Thành Đạt (2010) Hướng dẫn chuẩn kiến thức , kĩ năng Sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 11; Luận văn Thạc sĩ LL và PPDH Sinh học.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

7. Đinh Quang Báo và các tác giả (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học THPT, NXB Đại học sư phạm.

PL1

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

VỀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Họ và tên giáo viên:...………... Trường:………... Tỉnh:……….Thâm niên dạy học ở trường phổ thông...…………..

(Quý Thầy/Cô có thể không cần ghi các thông tin trên)

Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà quý Thầy/Cô lựa chọn

Câu 1: Theo Thầy/Cô, việc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là

□ rất cần thiết. □ cần thiết.

□ bình thường. □ không cần thiết.

Câu 2: Thầy cô đánh giá như thế nào về mức độ hứng thú của học sinh khi triển khai tổ chức các hoạt động dạy học có các tình huống gắn với thực tiễn?

□ Hứng thú. □ Không quan tâm. □ Rất hứng thú.

Câu 3: Mức độ tổ chức các hoạt động dạy học để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của Thầy/Cô trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học như thế nào?

□ Thường xuyên. □ Thỉnh thoảng.

□ Hiếm khi. □ Không sử dụng.

Câu 4: Thầy/Cô thường rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn vào khâu nào trong quá trình dạy học bộ môn Sinh học?

□ Hình thành kiến thức mới. □ Củng cố bài học.

□ Đánh giá. □ Vận dụng, nâng cao.

□ Khởi động bài học.

Câu 5: Theo Thầy/Cô, những khó khăn nào khiến giáo viên chưa triển khai thường xuyên các hoạt động dạy học để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thường xuyên cho học sinh?

……….……… ……….………

PL2

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

VỀ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Họ và tên học sinh:...………... Lớp ...Trường:………...

(Em có thể không cần ghi các thông tin trên)

Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà em lựa chọn

Câu 1: Em lựa chọn thi tốt nghiệp THPT:

□ Tổ hợp KHTN. □ Tổ hợp KHXH

Câu 2: Em đánh giá như thế nào về mức độ hứng thú đối với kiến thức phần di truyền học là

□ rất hứng thú. □ Ít hứng thú

□ Không hứng thú. □ không quan tâm.

Câu 3: Theo em việc tổ chức rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong học tập bộ môn Sinh học là

□ rất cần thiết. □ cần thiết.

□ bình thường. □ không cần thiết.

Câu 4: Em có hứng thú tìm hiểu các kiến thức thực tế về bệnh, tật di truyền; các ứng dụng kiến thức di truyền trong đời sống con người không?

□ Hứng thú. □ Ít hứng thú

□ Không hứng thú. □ không quan tâm.

Câu 5: Trong quá trình học tập bộ môn Sinh học em có mong muốn thầy/cô giáo sử dụng nhiều hơn các tình huống thực tiễn không?

□ Có. □ Không.

PL3

Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN NGƯỜI

Câu 1: Bệnh máu không đông (Máu khó đông) hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia) là một rối loạn hiếm gặp trong đó máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Nếu mắc bệnh máu không đông, người bệnh có thể bị chảy máu trong thời gian dài, khó cầm máu hơn sau khi bị chấn thương so với người bình thường. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Cả vợ và chồng đều không bị bệnh máu khó đông nhưng ông ngoại của vợ bị bệnh này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai và không bị bệnh máu khó đông là

A. 25%. B. 37,5%. C. 43,75%. D. 12,5 %.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.

B. Những bệnh di truyền phân tử có thể biểu hiện ở các mức độ nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào chức năng của từng loại prôtêin do gen đột biến quy định.

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều gọi là bệnh di truyền phân tử.

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do đột biến gen gây ra.

Câu 3: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn quy định nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy một người chồng bị bệnh mù màu, họ sinh một con trai bị bệnh mù màu. Kết luận đúng là

A. Gen bệnh của con trai lấy từ bố hoặc mẹ. B. Gen bệnh của con trai lấy từ bố và mẹ.

B. Gen bệnh của con trai lấy từ mẹ. D. Gen bệnh của con trai chắc chắn lấy từ bố.

Câu 4: Mối quan hệ nào sau đây về mối quan hệ giữ Bệnh - Nguyên nhân là KHÔNG đúng?

A. Bạch tạng - Đột biến điểm lặn

B. Hội chứng Down- Thể ba nhiễm

C. Hội chứng Turner - Mất đoạn D. Hội chứng Klinefelter - Thể dị bội

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về virut HIV?

A. Virut HIV xâm nhập và tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T rồi tiêu diệt tế bào nay khi h nó hoạt động do đó làm giảm số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể.

B. Sau khi virut HIV xâm nhập vào tế bào người nó đã làm cho cơ thề người bệnh bị sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí,... rồi tử vong.

C. Vật chất di truyền của virut HIV gồm 2 phân tử ARN.

D. Virut HIV có enzim phiên mã ngược, ADN tạo ra sau phiên mã ngược được cài xen vào ADN của vật chủ. .

Câu 6: Để tư vấn di truyền cho người bệnh cần thực hiện các bước theo trật tự đúng là (1) Xác định gen quy định bệnh là trội hay lặn.

(2) Căn cứ vào quan hệ huyết thống để lập sơ đồ phả hệ cho người bệnh. (3) Xác định vị trí của gen trong tế bào.

(4) Tính xác suất sinh ra người con bị bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn. (5) Xác định kiểu gen cho những người trong sơ đồ phả hệ.

A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 B. 2 → 4 → 3 → 1 → 5 C. 2 → 1 → 3 → 5 → 4 D. 1 → 3 → 5 → 4 → 2

PL4

Câu 7: Liệu pháp gen là

A. chữa trị các bệnh di truyền bằng phương pháp tư vấn.

B. chữa bệnh bằng cách khắc phục những sai hỏng di truyền.

C. chuyển gen từ loài sinh vật này sang loài sinh vật khác.

D. tạo ra tế bào có những nguồn gen rất khác nhau.

Câu 8: Ung thư thường có nguyên nhân là do một số gen không thực hiện đúng chức năng của mình. Vai trò của các gen này trong tế bào bình thường có thể là

A. kiểm soát quá trình phiên mã tạo thành ARN. B. xác định giới tính.

C. kiểm soát quá trình phân bào. D. quy định các tính trạng bình thường của cơ thể.

Câu 9: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n –1)?

Một phần của tài liệu SKKN rèn LUYỆN NĂNG lực vận DỤNG KIẾN THỨC SINH học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học CHỦ đề DI TRUYỀN học NGƯỜI SINH học 12 THPT (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)