Triển khai phối hợp với Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ bộ tài LIỆU bác hồ và NHỮNG bài học về đạo đức lối SỐNG DÀNH CHO học SINH (Trang 27 - 32)

I. CƠ SỞ KHOA HỌC

3. Giải pháp triển khai

3.5 Triển khai phối hợp với Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc

Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc thƣờng đƣợc tổ chức và tháng 4, tháng 5 hàng năm. Trong q trình triển khai, chúng tơi đã định hƣớng để học sinh giới thiệu về sách, về tác phẩm của bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”.

Bài giới thiệu về sách của em Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, lớp 11A.

Từ bao đời nay, sách vẫn luôn được coi là tinh hoa của nhân loại, chứa đựng một kho tàng kiến thức khổng lồ mà bất cứ ai cũng muốn chinh phục. Mỗi một cuốn sách hay là một chiếc chìa khóa mở ra cách cửa đi đến thành cơng và thậm chí có thể thay đổi cả cuộc đời của một con người

Sách mang lại cho chúng ta nguồn kiến thức vô tận, đọc một quyển sách, một thế giới mới như được mở ra với vô số điều mà con người khao khát được khám phá. Và trong vô vàn những cuốn sách như những vì sao sáng lấp lánh rực rỡ trên bầu trời đêm ấy, ta bắt gặp và ngỡ ngàng trước những điều bổ ích, những hành động và lối sống rất đẹp từ những câu chuyện hết đỗi giản dị mà sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh qua bộ sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 10,11,12 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành. Chủ biên của bộ sách này là PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng, được xuất bản năm 2016, khổ sách 17.24 cm.

Nhằm hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với các hình thức đa dạng, như thảo luận, trị chơi, vẽ tranh, diễn kịch,.... Vì thế, trình tự hoạt động của học sinh qua mỗi bài là đi từ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó. Bộ sách cịn tích hợp luyện tập kĩ năng đọc hiểu, tạo lập văn bản phát triển năng lực giao tiếp và năng lực thẩm mĩ cho học sinh.

Không phải tự nhiên mà có câu: “Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta đã thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn”( Barack Obama). Hay “Sách là ánh sáng soi đường cho văn minh”, “Đọc sách là mở một cái cửa nhìn vào thế giới thần tiên”

Có thể nói bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” chính là minh chứng tiêu biểu cho những câu nói nổi tiếng trên.

Bộ sách khơng chỉ là những bài học về đạo đức, lối sống chung chung, mà nó gắn những bài học ý nghĩa thơng qua những mẩu chuyện ngắn kể về cuộc đời của Bác Hồ, với cuộc sống, với công việc, với sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi em học sinh ở trường, ở nhà hằng ngày. Nhờ tổ chức nội dung theo cách đó, các bài học sẽ trở nên cuốn hút học sinh, khiến các bạn học sinh tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ. Nó khiến những lí thuyết tưởng chừng như xa xôi, trừu tượng trở nên xác thực, dễ hiểu và lôi cuốn.

Ý nghĩa trong từng câu chuyện, hấp dẫn trong từng trang sách. Cuốn “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 11 đã thu hút một lượng lớn độc giả. Cuốn sách có bìa màu xanh da trời, xen lẫn hài hòa trong màu trắng xóa, ơm trọn nổi bật dòng chữ mang tên sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 11. Phía trên cùng cuốn sách ghi “Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo”, phía dưới là logo với dòng chữ ngay ngắn: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

Lật mở trang sách đầu tiên, chúng ta sẽ được cung cấp thông tin của những nhà biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng (Chủ biên) - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. ThS. Đoàn Thị Thúy Hạnh - ThS. Hồ Thị Hồng Vân. Và mặt sau của trang sách đó là mục lục gồm 9 bài, tương ứng với 9 câu chuyện. Tất cả nằm gỏn gọn trong 40 trang sách ngắn ngủi được thiết kế đẹp mắt và dễ đọc.

Cuốn sách kể về Bác - Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lý - người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phịng lặng rèm bng tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Người là kết tinh và tỏa sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo.

Sau khi đọc và cảm nhận, có lẽ “bác cảm hóa người khác” là câu chuyện được nhiều độc giả ưu thích nhất.

Tơi xin được chia sẻ lại câu chuyện như sau:

“Trong nhà ngục Victoria ở Hương Cảng có đủ hạng người. Tống Văn Sơ cư xử tốt với tất cả và cũng được mọi người kính trọng, q mến. Lúc khơng đọc sách, ơng chuyện trị thân mật, tìm hiểu tính cách, đời sống của họ. Ơng Tống chú ý đến một tướng cướp già họ Lý, bị bắt vì bị bạn phản bội, tố giác. Ơng già Lý khoảng 60 tuổi, hồ nhā, mưu trí và gan góc, lại giỏi chữ nghĩa, biết làm thơ. Ơng làm chúa một dãy núi, có gia đình. Ơng cầm đầu một đội qn nhỏ, chuyên chặn khách qua đường bắt nộp tiền "mãi lộ". Ông thực hiện chặt chẽ cái "luật rừng" do ông đặt ra. Khách qua đường bị bắt, phải viết thư về nhà đem tiền đến chuộc. Gặp người tù cách mạng Tống Văn Sơ, già Lý rất phục. Ơng tự cho mình là anh hùng, và cũng coi người tù trẻ này là anh hùng. Ơng nói với ơng Tống:

- Tơi là một con sư tử rơi xuống hố, còn anh là một con rồng mắc cạn. Nhưng sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, cịn rồng thì một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây.”

Như bạn thấy đấy, đó là sự cảm hóa kỳ diệu và giáo dục con người trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là con người nhân ái, vị tha, con người mà trái tim yêu thương dành tất cả cho đồng bào mình và cho toàn nhân loại cần lao. Tư tưởng, đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh là hiện thân cao đẹp của chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Vì vậy hiểu và học tập tấm gương của Bác về cách cư xử tốt, quan tâm khiến cho mọi người xung quanh đều kính trọng là một trong những việc mà chúng ta cần làm.

Không chỉ riêng câu chuyện này mà tất cả các câu chuyện khác đều mang một ý nghĩa riêng, giữa chúng có một điểm chung, đó là sự bổ ích và hành trang cần thiết cho chúng ta trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Cuốn sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 11 đã in sâu trong tâm trí tơi từng dịng chữ, thúc đẩy con tim tơi tiến về phía trước, truyền cảm hứng cho tơi học và làm theo tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nếu bạn chưa đọc thì hãy nhanh chóng tìm và đọc nó, nếu bạn đọc rồi thì đừng chỉ đọc thôi, hãy gập trang sách cuối cùng lại và tự viết tiếp cho mình những trang sách về lối sống đẹp và cao quý.

Bởi lẽ: “Một cuốn sách thực sự hay dạy tôi nhiều điều hơn là đọc nó. Tơi phải nhanh chóng đặt nó xuống, bắt đầu sống theo những điều nó chỉ dẫn. Điều tôi bắt đầu bằng cách đọc, tôi phải kết thúc bằng hành động”

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Dù cho Bác đã đi xa nhưng những gì là giá trị đạo đức, là truyền thống quý báu của Bác vẫn mãi là tấm gương sáng ngời cho nhân dân và nhân loại soi sáng.Tôi tin rằng, với những mẩu chuyện ngắn trong cuốn sách: “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vị cha già kính yêu của dân tộc. Từ đó, biết trân trọng hơn từng phút giây được sống và được làm theo lời Bác.

Bài giới thiệu về tác phẩm của em Trịnh Châu Giang ở lớp 11A1

“Phải làm cho thế giới trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng, chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ địi quyền độc lập tự do chứ chúng ta khơng vì tư thù tư ốn, làm cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước. Nước Việt Nam độc lập mn năm.”

Đó là lời phát biểu của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 26/9/1945, sau vụ thực dân Pháp nổ súng gây hấn và cuộc Kháng chiến Nam Bộ đã bùng nổ.

Từ lâu, vấn đề quyền con người, quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc ln chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tư tưởng cách mạng của Người. Và từ lâu, tư tưởng cách mạng của Người đã trở thành nền tảng tinh thần của đất nước, di sản văn hóa phi vật thể quý báu mà toàn thể dân tộc nguyện đời đời tin tưởng, noi theo.

Cả cuộc đời của Người là một “kho tàng” chuyện kể về tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập, noi theo. Và trong vô vàn những câu chuyện ấy, “Khơng phải tại trời” có lẽ là câu chuyện in dấu trong tâm khảm tôi với những cảm xúc và sự xao động khó quên nhất.

Quay ngược thời gian trở về những năm 1917, dạo ấy là độ vào tháng 1, chiếc tàu Ligiê (Liger) vừa ở Achentina về tới bến Đaka (nay là thủ đô Xênêgan) thi anh Dị nhận ra tàu Sácbông ll (Charbon I) của Công ty than (Compagnie Charbonnière), anh Ba lam việc, đang ở trong cảng. Anh em bên tàu Ligiê bèn mời anh Ba sang chơi.

Nghe anh Ba từ lâu nay được gặp, anh em thuỷ thủ rất mừng. Mỗi người ngồi giữa sàn tàu, nhường chiếc ghế đệm duy nhất cho anh Ba. Anh liến ngồi xuống sàn, đẩy chiếc ghế mời anh Dờn là người nhiều tuổi nhất. Anh em cùng uống nước, chuyện trò vui vẻ. Anh Ba hỏi tên họ, quê quán từng người, rồi giới thiệu vài nét về mình. Anh nói:

- Anh em mình đang thời trai trẻ, có dịp đi đây đi đó, nên làm theo lời ơng cha dạy: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cái nghề thuỷ thủ này tha hồ đi xa, đến tận những miền xa lạ nhất, nhưng thiếu cái tấm lịng, cái bền chí thì cũng khó mà lượm lặt được điều hay, điều tốt. Ví như những ngày lưu lại Đaka này, chúng mình đừng nên đánh cờ, đánh bạc, mà đi xem thắng cảnh Mũi Xanh, đi ra đảo Gôrê, nơi bọn tư bản châu Âu nhốt người nô lệ để đem đi bán... Hoặc

đi vào phố xá... Lại phải biết chữ để đọc sách báo, viết thư... Dù sao chúng mình cũng được "chu du thiên hạ" mà lại khơng biết chữ thì cịn ra làm sao nữa!

Sau buổi gặp gỡ ấy, anh Ba thuê cano tổ chức cho anh em thuỷ thủ ra thăm đảo Gôrė.

Vừa bước lên đảo, anh Ba rơm rớm nước mắt, nói:

- Giữa nơi đẹp như tranh thế mà lại có chuồng nhốt người của bọn chủ vàng!

Anh vào đồn trình giấy. Thấy anh thạo tiếng Pháp và hiểu biết rộng, viên quan ba rất nể, liền cho linh hướng dẫn đi xem đåo.

Anh em vào một dãy nhà hai tầng, trên là nơi ở của bọn lái buôn nô lệ, dưới là nơi nhốt người da đen bị bắt để đem bán. Nhìn những chiếc cọc sắt chơn xuống sàn để xích chân nơ lệ, ai nấy cùng thở dài. Có người thốt lên:

- Ơng trời đối xử với con người khơng công bằng.

Mắt như rực lửa, anh Ba bảo:

- Khơng phải ơng trời mà người với người chưa có cơng bằng

Đọc xong câu chuyện, chúng ta phần nào hiểu được lối sống ham hiểu biết, tấm lòng thương cảm với số phận con người của Bác. Ví như Tố Hữu từng viết:

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế. Ơm cả non sơng, mọi kiếp người.”

Cả cuộc đời của Người, sự tự do luôn là chân lý để Người theo đuổi, bôn ba khắp nơi, dành về cho tổ quốc, cho nhân dân hai chữ tự do, bốn chữ tự do - bình đẳng, sáu chữ tự do - bình đẳng - bác ái. Đó câu khẩu hiện đã làm rung động trái tim của Người thuở niên thiếu. Tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ của cách mạng tư sản đã được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng lên thành một chân lý bất hủ: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. Mong rằng ngày hơm, ngày mai và mai sau nữa, chúng ta có thể học tập và làm theo tấm gương vĩ đại của Bác Hồ.

Đánh giá hiệu quả của giải pháp này, qua bài viết của học sinh tôi nghĩ đây là một giải pháp hay. Nếu nhƣ việc tổ chức đọc sách vào 15 phút đầu giờ là việc triển khai đại trà, theo chiều rộng thì việc tổ chức cho học sinh tham gia thi Đại sứ văn hoá đọc kết hợp với tiếp cận bộ tài liệu bằng việc giới thiệu về sách, giới thiệu về tác phẩm trong bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” là cách triển khai có chiều sâu, tuy nhiên ở giải pháp này khơng phải học hinh nào cũng áp dụng đƣợc, nó chỉ thực sự phát huy đƣợc đối với những học sinh có năng khiếu, có khả năng cảm thụ và trình bày, vì vậy để có sự lan toả, chúng tơi đã giới thiệu những bài viết hay lên trang mạng của trƣờng để học sinh đƣợc biết và có những cảm nhận gần gũi, đồng cảm với các em.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ bộ tài LIỆU bác hồ và NHỮNG bài học về đạo đức lối SỐNG DÀNH CHO học SINH (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)