6. Cấu trúc của đề tài
1.1. Kết quả đạt được
Đề tài đã nghiên cứu lí luận về PPDHDA, cách thiết kế và triển khai DHDA trong giảng dạy hóa học.
Tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình dạy và học hóa học trong trường THPT. Tôi nhận thấy HS rất hào hứng để tiếp cận với PP học tập mới, hầu hết GV đều đã sử dụng một số PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tuy nhiên PPDHDA vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, đa số GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế, triển khai dự án và điều hành HS trong quá trình hoạt động.
Đề tài đã xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài để thiết kế thành dự án dạy học.
Nghiên cứu các bước thiết kế dự án tạo cơ sở thiết kế các dự án hóa học. Thiết kế 3 dự án dạy học cho chương HALOGEN – Hoá học 10.
Trong mỗi dự án đề tài đưa ra các nội dung gồm : tên dự án, tóm tắt nội dung, dự kiến thời gian, các chuẩn nội dung, kiến thức kĩ năng đối với HS, bộ
câu hỏi trắc nghiệm, kế hoạch đánh giá, kế hoạch bài dạy, và các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng.
Qua kết quả quá trình học tập và kết quả bài kiểm tra và phản hồi của HS tôi nhận thấy: Đa số HS hứng thú với giờ học theo dự án, các HS đã được học với PPDHDA đều có sự thay đổi rõ nét về kĩ năng: giao tiếp, diễn đạt, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề.
Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC.
Các GV thì cho rằng việc sử dụng PPDHDA có tính hiệu quả giáo dục cao tuy nhiên lại tốn nhiều thời gian và công sức. Thực tế, do một số GV chưa nắm rõ các nguyên tắc dạy học hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong đợi.
Từ những kết quả TNSP, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng PPDHDA vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài.
1.2 Hạn chế của đề tài
Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian. Đây là trở ngại lớn nhất, nếu không được bố trí thời gian hoặc giáo viên không có sự linh hoạt thì buộc những người thực hiện phải làm việc ngoài giờ. Điều này lí giải tại sao một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm như dạy học dự án lại rất khó đi vào thực tiễn dạy học ở nước ta.
Không thể áp dụng dạy học dự án tràn lan mà chỉ có thể áp dụng với những nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép. Dạy học dự án không thể thay thế phương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết hay việc thông báo thông tin. Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực.
Hoạt động thực hành, thực tiễn khi thực hiện dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
2. Kiến nghị
Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học mà ở đó người học phải tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người mới cho xã hội. Kết quả nổi bật nhất và cũng đáng mừng nhất mà nó mang lại là tinh thần, thái độ học tập của HS được thay đổi rõ rệt. Các em luôn hăng hái tổ chức và tham gia các hoạt động học tập, biết cách làm việc theo nhóm đồng thời học cách ứng xử với bạn bè…
Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả của PPDHDA trong trường THPT, chúng tôi có một số ý kiến như sau:
2.1. Với trường THPT
Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới PPDH hiện đại trong đó có PPDHDA. Cần có phòng học nối mạng internet, thiết kế chỗ ngồi theo nhóm, ít nhất trong mỗi dự án có một buổi tìm kiếm thông tin cho dự án có sự hướng dẫn của GV.
Cần tổ chức dạy cho HS những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin...
2.2. Với giáo viên
Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật và mạnh dạn ứng dụng những đổi mới về PPDH trong giảng dạy.
Thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các bài học có thể phát triển thành dự án. Luôn cập nhật thời sự, lồng ghép và xây dựng nhiều loại dự án khác nhau, để luôn tạo hứng thú và hấp dẫn HS.
Luôn lắng nghe ý kiến và những phản hồi của HS để kịp thời sữa chữa, bổ sung hay phát triển các dự án ngày càng hay và thiết thực hơn.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy việc áp dụng PPDHDA vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài.Và những dự án đã thiết kế phần nào trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho các giáo viên trong nhóm Hoá học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hóa học 10, NXB Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách Giáo viên Hóa học 10, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vụ trung học phổ thông “Hội nghị tập huấn
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học (2007), Những vấn đề chung
về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trường trung học phổ thông. Nguyễn Thị Lan Phương LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh
7. MD1: Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
8. MD2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học/THCS/THPT
9. MD3: Đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
10. MD4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học/THCS/THPT
11. MD5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
12. 10 tài liệu về phương pháp dạy học theo dự án hay nhất - Top Báo Cáo Thực Tập Tốt Nhất (123docz.net)
TRANG WEB 1 .www.intel.com 2. www.vietbao.com
3. www. Thư viện Bài giảng điện tử (violet.vn)
4. https://violet.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sổ theo dõi dự án.
Phụ lục 2. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên. Phụ lục 3. Phiếu tham khảo ý kiến của học sinh.
Phụ lục 5. Đề kiểm tra kết quả học tập cuối chương Halogen. Phụ lục 6: Bản tiêu chí đánh giá hoạt động của học sinh. Phụ lục 7. Một số hình ảnh thực hiện sản phẩm của học sinh. Phụ lục 8. Bài cảm nhận của một số HS.
Phụ lục 9. Các kĩ năng của thế kỉ 21.
PHỤ LỤC 1: SỔ THEO DÕI DỰ ÁN
Tên dự án: ... Tên Giáo viên: ... Nhóm: ... Thời gian thực hiện: ...
Danh sách thành viên: ...
1. ... Kế hoạch thực hiện: ...
Tên dự án: ... Lĩnh vực môn: ... Lí do chọn đề tài: ... Vấn đề nghiên cứu: ... Hình thức trình bày sản phẩm: ...
2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm Tên thành
viên
Nhiệm vụ Phương tiện Thời gian hoàn thành
Sản phẩm dự kiến
3. Phiếu tổng hợp dữ liệu
Câu hỏi Nguồn
4. Biên bản thảo luận
Ngày Nội dung thảo luận Kết quả
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án
Tôi đã học được kiến thức gì?
Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?
Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án? Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm như thế nào? Những vấn đề quan trọng khác trong dự án bao gồm … Nhìn chung, tôi thích/không thích dự án vì…
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính gửi quý Thầy (Cô)!
Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm SKKN “Sử dụng
phương pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học Nhóm Halogen_Hóa Học 10 THPT”. Tôi đã thực hiện phiếu điều tra này. Kính mong Thầy (Cô) giúp đỡ bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào những ô phù hợp với suy nghĩ của quý Thầy (Cô) (có thể chọn nhiều phương án). Xin trân trọng cảm ơn!
Thông tin cá nhân
Họ và tên (có thể không ghi): ………...
Nơi công tác: ……….
Số năm kinh nghiệm: ………
Số năm dạy phần kiến thức này: ………...
Câu 1: Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hoá học ở trường phổ thông
Phương pháp dạy học
Mức độ (%)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không 1. Thuyết trình 2. Đàm thoại 3. PP Nghiên cứu 4. Trực quan 5. Dạy học nêu vấn đề 6.PP sử dụng bài tập 7.PP đóng vai 8. PP dạy học theo nhóm nhỏ 9. PP dạy học
theo dự án.
Câu 2: Thầy (cô) có biết tới phương pháp dạy học theo dự án không?
Có Không
Câu 3: Thầy (cô) có áp dụng phương pháp này vào giảng dạy hoá học không?
Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ
Câu 4: Theo Thầy/cô nguyên nhân nào gây khó khăn cho việc thực hiện dạy học dự án môn hoá học?
STT Khó khăn (mức độ 1: ít khó
khăn nhất, mức độ 5: nhiều khó khăn nhất)
Mức độ
1 Dự án tốn nhiều thời gian và công sức đầu tư thiết kế.
2 Học sinh có năng lực hạn chế, ít sáng tạo.
3 Không muốn thay đổi tâm lí do quen với cách dạy thường ngày 4 Bản thân thấy lúng túng trong việc chọn đề tài, thiết kế triển khai dự án.
5 Nội dung bài dài, thời gian không đủ.
6 Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu.
7 Nguyên nhân khác:…..
Câu 6: Theo thầy (cô) các tiêu chí của một dự án hay là:
STT Tiêu chí Kết quả
2. Phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng 3. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh 4. Vừa sức với học sinh
5. Phù hợp với nội dung bài học 6. Ý kiến khác
Câu 7: Theo thầy cô, hình thức dạy học dự án phù hợp đối với kiểu bài lên lớp hoá học nào?
Kiểu bài lên lớp môn hóa học Mức độ phù hợp (%) Phù hợp Ít phù
hợp
Không phù hợp Bài truyền thụ
kiến thức mới
Bài truyền thụ lí thuyết Bài về chất
Bài về sản xuất và ứng dụng hóa học Bài luyện tập, vận dụng kiến thức Bài luyện tập Bài thực hành
Bài kiểm tra đánh giá
Câu 8: Những kinh nghiệm để thầy (cô) thực hiện phương pháp này thành công là
Đầu tư nhiều cho việc thiết kế dự án.
Theo dõi sát sao quá trình thực hiện dự án của HS.
Kêu gọi các nguồn hỗ trợ từ ban giám hiệu, phụ huynh hay đoàn thể,... Chuẩn bị kỹ càng cho buổi báo cáo sản phẩm của HS.
Căn cứ khác:……… Xin cám ơn sự hợp tác của quý Thầy (Cô). Những ý kiến đóng góp của Thầy (Cô) sẽ giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Nếu có ý kiến đóng góp thêm xin vui lòng liên hệ qua thư điện tử cá nhân, số điện thoại hoặc faceboook cá nhân. Kính chúc Thầy (Cô) sức khỏe!
PHỤ LỤC 3: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm sáng kiến kinh nghiệm “Sử
dụng phương pháp dạy học dự án để phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác cho học sinh trong dạy học Nhóm Halogen_Hóa Học 10 THPT.”
Tôi đã thực hiện phiếu điều tra này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
Thông tin cá nhân
Họ và tên (có thể không ghi): ……… Học sinh lớp: ………..Trường : ………...
Đánh dấu x vào lựa chọn.
Khi làm việc nhóm, hiệu quả làm việc của em so với khi em làm việc 1. Cá nhân
Giảm Không có gì khác nhau Tăng
2. Khi tham gia hoạt động nhóm em thích Trưởng nhóm
Người thu thập thông tin Người ghi chép
Em không xác định được
3. Em có sẵn sàng tham gia một phương pháp học tập mới. Có Không
4. Em có đánh giá như thế nào về khối lượng kiến thức trong chương trình hoá học?
Ít Vừa phải Nhiều
5. Độ khó của kiến thức chương trình Hoá học đối với em
Dễ Vừa phải Khó
6. Em có thường vận dụng kiến thức học đã học vào đời sống không?
Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
7. Em thích những bài học có nội dung như thế nào? Các bài học chỉ toàn lý thuyết.
Các bài học với nhiều bài tập.
có tính ứng dụng cao.
Khác: ………. Trình độ công nghệ thông tin (CNTT)
1. Em có thường xuyên lên internet không?
Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 2. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng vi tính của mình
Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo
3. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft Word của mình
Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo 4. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft
PowerPoint của mình:
Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo
5. Em hãy tự đánh giá khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet của mình Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo
6. Ngoài chương trình Microsoft Word và Microsoft PowerPoint, em có thể sử
dụng được chương trình vi tính nào khác
………... 7. Em có khả năng chỉnh sửa âm thanh/hình ảnh/đoạn phim không? Không có khả năng
Biết nhưng không thành thạo Thành thạo
Rất thành thạo
Xin cám ơn sự hợp tác của em. Những ý kiến đóng góp của em sẽ giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài
PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ CỦA HỌC SINH CHƯƠNG HALOGEN
Họ và tên: ... Học sinh lớp: ... Trường:………..
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
1. Nước máy,nước sinh hoạt,nước ở bể bơi thường được tẩy trùng bằng
A. Ozon. B. Flo.
C. Clo. D. H2O2.
2. Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. 2s22p5. B. ns2np5.
C. ns2np4. D. 3s13p5.
3. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là A. 1. B. 3.
C. 5. D. 7.
4. Số oxi hoá của clo trong clorua vôi ( CaOCl2) là A. 0. B. -1.
C. +1. D. b và c.
5. Thành phần của nước clo gồm
A. Cl2 , H2O. B. HCl , HClO , H2O.
C. HCl , O2 , H2O. D. Cl2 , HCl , HClO , H2O. 6. Halogen nào ở thể rắn trong điều kiện thường?
A. Flo. B. Clo.
C. Brom. D. Iốt.
7. Kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Clo cho cùng loại muối Clorua kim loại?
C. Cu. D. Ag.
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi tính
chất này?
Câu 2: Clo là một chất độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, một mẫu nước
được coi là sạch có thể dùng trong sinh hoạt lại phải có một hàm lượng rất nhỏ clo dư ở cuối mạng lưới (đầu vòi nước dẫn vào từng hộ sử dụng ). Hãy giải thích vì