Đối với hoạt động dạy học môn hóa học

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG bài tập THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM và dự án THỰC TIỄN TRONG dạy học hóa học 11 để PHÁT TRIỂN tư DUY KINH tế CHO học SINH PHỔ THÔNG (Trang 27 - 28)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KINH TẾ CHO

1.3.2. Đối với hoạt động dạy học môn hóa học

Tiềm năng của môn Hóa học trong việc phát triển tư duy kinh tế cho học sinh là rất lớn. Khai thác tiềm năng đó như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Dưới đây, tôi sẽ đưa ra một số định hướng, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển tư duy kinh tế cho học sinh THPT thông qua dạy học chương trình Hóa học lớp 11.

1.3.2.1. Trong dạy học cần phải xem xét tinh khả thi của vấn đề cần giải quyết

Trong kinh tế, khi đứng trước một công việc cần giải quyết thì điều đầu tiên là cần phải xem xét xem với khả năng của mình liệu rằng công việc đó có làm được hay không hoặc chỉ có thể giải quyết được một phần công việc đó. Việc giải quyết vấn đề đó phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây có thể là công việc đó không thể giải quyết được, còn yếu tố chủ quan nó phụ thuộc vào khả năng và năng lực của người giải quyết nó. Những vấn đề cần phải xét tính giải được trong Hóa học gặp rất nhiều. Khi đứng trước một bài tập hoặc một vấn đề Hóa học thì chúng ta cũng cần phải xem xét xem với lượng kiến thức của mình thì liệu rằng có giải quyết được vấn đề đó không hay chỉ là một phần của vấn đề.

Trong lịch sử Hóa học có những vấn đề được nêu ra nhưng nhân loại đã mất cả nghìn năm vẫn không thể giải quyết nổi. Chẳng hạn như biến Thủy ngân thành vàng, biến than chì thành kim cương…Nếu ngay từ đầu, nhân loại đã nhận ra những vấn đề trên là thiếu tính thực tế và khó khả thi thì đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và của cải.

Vậy, khi đứng trước một vấn đề, một bài tập cần giải quyết thì chúng ta cần phải xem xét đến tính khả thi, tính giải được của nó.

23

1.3.2.2. Trong dạy học cần khai thác nhiều phương án giải quyết vấn đề từ đó lựa chọn phương án tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao

Trong sản xuất - kinh doanh thì vấn đề hiệu quả được đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó thì lựa chọn phương án tối ưu là việc làm rất cần thiết. Điều này cũng được thể hiện rõ trong dạy học Hóa học đó là khi đứng trước một bài toán, một vấn đề với nhiều cách giải quyết khác nhau thì cần phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhằm tiết kiệm thời gian, lượng kiến thức và từ đó có thể rút ra những kết luận, những hệ quả quan trọng để áp dụng cho những vấn đê, bài tập tương tự.

1.3.2.3. Trong dạy học cần xem xét các kiến thức Hóa học dưới góc độ thực tiễn nhằm nâng cao mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn cũng như nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, với nội dung chương trình và phương pháp dạy học Hóa học hiện này, việc liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cũng như việc áp dụng kiến thức vào đời sống sản xuất đang còn nhiều hạn chế. Việc xem xét Hóa học dưới góc độ thực tiễn chính là chiếc cầu nối đưa Hóa học gần hơn với thực tiễn. Trong dạy Hóa, cần phải đưa ra các bài toán, các vấn đề có nội dung thực tiễn nhằm giúp học sinh bước đầu làm quen với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước hết và quan trọng nhất học sinh cần phải nắm chắc những kiến thức phổ thông mà tài liệu sách giáo khoa đã biên soạn. Vì rằng khi đứng trước các sự kiện thực tế hàng ngày, nếu học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, không có năng lực thực hành và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thì thường khó khăn trong việc xác định phương hướng giải quyết vấn đề, không phân tích được mối quan hệ nhân - quả và tương quan của các yếu tố kinh tế. Vì vậy, phải tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, mà cốt lõi là học sinh phải biết tự học, tự phát triển. Việc tự học có thể được xem là chiếc cầu nối quá trình học tập của học sinh với quá trình nghiên cứu khoa học, tạo ra khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đây là mặt mạnh của tư duy kinh tế.

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG bài tập THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM và dự án THỰC TIỄN TRONG dạy học hóa học 11 để PHÁT TRIỂN tư DUY KINH tế CHO học SINH PHỔ THÔNG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)