Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA một số tác PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 11 (Trang 27 - 30)

IV. Thực nghiệm sư phạm

2. Tiến trình thực nghiệm

Chương trình giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường. Việc làm này được nhiều người ủng hộ và kì vọng. Song, thực tế cho thấy, đây không phải là việc muốn làm là được và không

hẳn là có kết quả ngay mà phải có sự kết hợp từ nhiều phía như: gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo nghiên cứu mới được ngành giáo dục công bố, có 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội, 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kĩ năng sống. Nhiều học sinh giỏi nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như: cha mẹ li hôn, bạo lực gia đình, gia đình phá sản, kết quả học tập kém, …

Các em không được dạy để hiểu về giá trị cuộc sống. Trong những năm học vừa qua, các trường cũng chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, nhưng vì chưa có giáo trình chuẩn nên mỗi trường dạy một kiểu. Nói như ông Nguyễn Tuấn Anh, Nguyên phó trưởng ban thanh niên trường học: “ Kĩ năng sống cũng như học bơi, muốn biết bơi thì phải xuống nước tập bơi chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết”. Việc giáo dục kĩ năng sống không phải là sự áp đặt. Giáo viên dạy phải có kiến thức tâm lí, kĩ năng sống, dạy theo ngẫu hứng. Quan trong là cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Kĩ năng sống muốn có được trước hết phải có kiến thức, được rèn luyện thành khả năng luôn sẵn có trong mình để ứng xử chứ không phải gặp tình huống đó lại mang sách ra đọc. Môn Ngữ văn ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Với đặc trưng là môn học khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất của môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Sau một năm thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 11 qua một số tác phẩm văn học, bản thân tôi với sự giúp đỡ của đông nghiệp nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn chứa đựng nhiều ưu thế. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định của môn học là nội dung mang tính thời sự, xã hội, giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giáo dục về truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp, về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/ AIDS; giáo dục sức khoe, giới tính, … nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; giúp học sinh có bản lĩnh để hòa nhập trong xu thế toàn

cầu hóa.

Chính vì thế, sau mỗi bài học, ở phần bài tập vận dụng và phần tìm tòi, sáng tạo, tôi đều cho học sinh làm các bài tập về viết sáng tạo hoặc phát huy tính sáng tạo (vì thời gian trên lớp không cho phép), và trong các tiết tự chọn các em được thể hiện suy nghĩ và thể hiện cá tính sáng tạo của mình trong việc trình bày bài viết và phác họa qua đó các em có cơ hội để rèn luyện các năng lực đặc thù như:

Nghe - Nói: Biết nghe và giao tiếp thành thạo tiếng Việt. Đọc: Đọc - Hiểu các tác giả văn học.

Viết: Thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản có sử dụng tiếng Việt.

-> Vận dụng đặc điểm của chữ quốc ngữ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả, biết cách cân nhắc lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu trong sáng, … trong văn bản.

Song song với vấn đề trên, tôi nhận thấy, các em học sinh có nhận thức rất tốt về bài học cuộc sống đằng sau các tác phẩm văn học trong nhà trường.

Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua bốn tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 được tôi áp dụng tích cực ở hai lớp 11A1 và 11A2 trong năm học này. Mỗi bài học đều có tác dụng giáo dục kĩ năng sống, cụ thể như:

- Vội vàng (Xuân Diệu):

+ Học sinh có được quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và tình yêu. Từ đó, xác định thái độ sống tích cực, sống hết mình, sống cống hiến, không để thời gian và tuổi trẻ trôi qua một cách vô nghĩa.

+ Các em phân biệt được sống tích cực, sống hết mình khác với sống gấp, sống vội, sống hưởng thụ.

+ Sống hài hòa giữa cái riêng và cái chung, sống có ích cho bản thân và cho mọi người.

+ Quan niệm về cái đẹp một cách chân thực, đúng đắn.

- Từ ấy (Tố Hữu):

+ Học sinh ý thức được sống phải có lí tưởng, xác định lí tưởng sống, quyết tâm thực hiện lí tưởng đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay.

+ Luôn gắn bó, hòa nhập với mọi người. + Tránh xa cạm bẫy và những cám dỗ.

- Tôi yêu em (Puskin):

+ Tình yêu là sự tự nguyện từ hai phía.

+ Tuổi trẻ gắn với tình yêu trong sáng, không vụ lợi.

+ Tình yêu phải đi liền với sự chân thành và ứng xử cao thượng, tránh những ứng xử tiêu cực khi không được đáp lại tình yêu.

mà trái lại “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Nếu người mình yêu tìm được hạnh phúc thì nên chúc mừng và cầu mong cho tình yêu của họ mài vững bên. Đó chính là thái độ sống đẹp của những con người có văn hóa.

- Người trong bao(Sêkhốp):

+ Loại bỏ lối sống tầm thường, nhỏ nhen ích kỉ, vụ lợi, xu nịnh, thu mình, … + Hướng đến một lối sống hài hòa giữa cá nhân và mọi người.

+ Sống cống hiên, sống hết mình hòa nhập với xu thế phát triển chung của xã hội.

Nhìn chung, qua bốn tác phẩm, tôi nhận thấy học sinh đã phát triển được năng lực tiếp nhận một tác phẩm văn học, nâng cao năng lực cảm thu thẩm mĩ, năng lực vận dụng, nhận thức được thông điệp của tình yêu cuộc sống, con người mà tác giả gửi vào tác phẩm. Đặc biệt, các tác phẩm đều hướng học sinh đến với sự chủ động, tự tin trong cuộc sống, biết xác định giá trị cuộc sống để làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA một số tác PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 11 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)